0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Ứng dụng máy đo khoảng cách? Cấu tạo và nguyên lý của thước đo khoảng cách

thbvn.com 2 năm trước 1027 lượt xem

    Máy đo khoảng cách là công cụ chuyên dụng hỗ trợ đo đạc khoảng cách giữa các điểm trong ngành xây dựng, thi công, trắc địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến sản phẩm này cũng như hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng,... của nó. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến máy đo khoảng cách cho bạn!

    Máy đo khoảng cách là gì?

    Máy đo khoảng cách hay còn được gọi là máy đo xa, máy đo độ dài, máy đo độ cao, thước đo điện tử,... được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thi công xây dựng, trắc địa, thể thao,... nhằm mục đích đo đạc khoảng cách giữa các điểm.

    Máy đo khoảng cách
    Máy đo khoảng cách

    Trong đó, loại máy đo khoảng cách phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là máy đo khoảng cách laser (tên gọi khác: thước đo laze, máy đo tia laser, máy đo khoảng cách bằng laser,...). Đây là một dạng thước đo điện tử sử dụng công nghệ đo khoảng cách bằng sự phản hồi tia laser khi chiếu đến một vật cản. Hiểu một cách đơn giản là thiết bị sẽ sử dụng tia laser để đo khoảng cách từ điểm A đến điểm B bất kỳ.

    Máy laser đo khoảng cách hoạt động mạnh mẽ với nhiều tính năng chuyên sâu sẽ giúp công việc đo khoảng cách của bạn trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn gấp nhiều lần so với khi áp dụng các phương pháp đo đạc truyền thống.

    Xem thêm các sản phẩm máy đo khoảng cách Bosch tại maykhoanbosch.net, máy đo khoảng cách leica tại maydochuyendung.com

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách laser

    Cấu tạo máy đo khoảng cách

    Mặc dù các dòng máy đo khoảng cách laser trên thị trường hiện nay rất đa dạng, phong phú từ kiểu dáng cho đến thương hiệu, chức năng làm việc, song thành phần cấu tạo của chúng hầu như không có sự khác biệt nhiều.

    Cấu tạo máy đo khoảng cách
    Cấu tạo máy đo khoảng cách

    Một chiếc máy đo khoảng cách về cơ bản sẽ có các bộ phận chính sau:

    • Bộ phận ngắm

    • Bộ phận phát xung tia laser

    • Bộ phận màn hình và bàn phím

    • Chân máy

    Tùy theo loại máy bạn đang sử dụng mà cấu tạo hoặc các phím chức năng có thể khác đi đôi chút nhưng hầu hết đều sẽ tập trung theo chùm tia laser. 

    Nguyên lý đo khoảng cách bằng laser

    Nguyên lý đo khoảng cách bằng laser hiểu đơn giản là việc ứng dụng sự phản xạ của tia laser để đo khoảng cách.

    Cụ thể, để đo khoảng cách, độ dài thì máy đo khoảng cách laser sẽ chiếu tia laser từ vị trí đặt máy đến điểm cần đo bất kỳ. Khi  tia laser gặp vật cản sẽ đem đến sự phản hồi. Dựa vào vận tốc lan truyền và thời gian đi, về của tia laser mà thiết bị sẽ tính toán được khoảng cách đến điểm/vị trí cần đo.

    Xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết máy đo khoảng cách laser nào tốt?

    Một số phép đo chính của máy đo khoảng cách

    Mỗi model máy đo khoảng cách sẽ có đôi chút khác biệt trong cấu tạo và cách thức vận hành. Tuy nhiên, về cơ bản các thiết bị đo khoảng cách laser này đều thực hiện các chức năng đo sau:

    Một số phép đo chính của máy đo khoảng cách
    Một số phép đo chính của máy đo khoảng cách
    • Đo chiều dài, khối lượng, thể tích, diện tích: Thiết bị có thể đo được kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao và tính toán diện tích, chu vi,... tự động trên mọi địa hình với kết quả chính xác cao từ các thông số thu được chỉ sau một nút bấm.

    • Đo khoảng cách liên tục: Vật thể có thể di chuyển một khoảng cách tương đối, khi đo trị số đo được sẽ cập nhật liên tục cách nhau khoảng 0.5 giây. 

    • Phép đo khoảng cách chia đều: Chức năng này thường được sử dụng để lắp đặt hệ thống cửa, cột, chia phòng… Thước đo điện tử sẽ giúp bạn đo và đánh dấu nhanh chóng các điểm có khoảng cách bằng nhau.

    • Đo khoảng cách nhỏ nhất/lớn nhất: Với chức năng này, bạn sẽ tìm được cạnh ngắn nhất hoặc dài nhất dựa theo chức năng Pythagoras.

    • Đo gián tiếp: phương thức này được sử dụng để đo những khoảng cách có vật cản trở tia laser, không thể đo trực tiếp được hoặc do không có bề mặt mục tiêu nào được sử dụng như là vật phản chiếu. Quy trình đo này chỉ diễn ra trong chiều thẳng đứng. Tất nhiên việc đo gián tiếp sẽ cho kết quả không chính xác bằng việc đo khoảng cách trực tiếp. Để giải quyết vấn đề bất cập này, bạn có thể sử dụng thêm giá đỡ 3 chân để cải thiện độ chính xác.

    • Đo độ nghiêng: Chế độ này thường được sử dụng để đo độ nghiêng, độ dốc của cầu thang, đo đường, lắp đặt ống…Mỗi máy sẽ có phạm vi độ nghiêng riêng, nếu vượt quá phạm vi cho phép máy sẽ đưa ra cảnh báo

    Máy đo khoảng cách laser cung cấp tính năng gì?

    Để sử dụng máy đo khoảng cách hiệu quả nhất, sau khi tìm hiểu sơ qua về cấu tạo và nguyên lý của thước đo khoảng cách, bạn cần biết thêm các chức năng làm việc chính của máy. Những tính năng này bao gồm:

    Tính năng làm việc chính của máy đo khoảng cách
    Tính năng làm việc chính của máy đo khoảng cách
    • Cảm biến nghiêng 360 độ giúp đo góc nghiêng hiệu quả ở nhiều góc khác nhau, tạo độ linh hoạt cao.

    • Quy đổi nhanh chóng giữa các đơn vị đo chiều dài như mét, inch, feet,...

    • Lưu trữ những số liệu đã đo được trước đó, hỗ trợ người dùng xem lại hoặc xóa đi khi không cần thiết

    Ngoài ra, một số dòng máy đo khoảng cách hiện đại còn được tích hợp camera zoom cho khả năng làm việc ngoài trời hiệu quả hơn và khả năng kết nối với điện thoại thông minh giúp điều khiển từ xa hoặc xuất, chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng.

    Đối tượng sử dụng máy đo khoảng cách

    Máy đo khoảng cách có nhiều loại (từ máy đo khoảng cách dạng ống nhòm đến máy đo khoảng cách cầm tay có camera và không có camera) phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

    Đối tượng sử dụng máy đo khoảng cách
    Đối tượng sử dụng máy đo khoảng cách

    Với các chức năng chính là đo chiều dài, độ rộng, chiều cao, đo góc, tính diện tích,... của vật thể/không gian như tường, trần nhà, cửa sổ, cầu thang,... cho kết quả nhanh và độ chính xác cao, sản phẩm này hiện đang được người dùng làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, thể thao, thi công công trình,... lựa chọn.

    Nhìn chung, đối tượng sử dụng máy đo khoảng cách rất đa dạng. Có thể là người dùng gia đình, công nhân/kỹ sư xây dựng, thợ thiết kế thi công nội thất hay các đơn vị có chức năng kiểm tra thẩm định: thanh tra xây dựng, chuyên gia,... Tùy theo yêu cầu công việc và mục đích sử dụng mà họ có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình.

    Ứng dụng máy đo khoảng cách

    Ứng dụng trong gia đình

    Thông thường, mục đích sử dụng máy đo khoảng cách trong gia đình thường là để phục vụ cho các yêu cầu đo chiều dài/tính diện tích nhà ở, đo độ rộng của sân, chiều dài bể bơi, đo khoảng cách giữa các bức tường, kiểm tra kích thước của các độ vật trong gia đình,...

    Ứng dụng của máy đo khoảng cách trong gia đình
    Ứng dụng của máy đo khoảng cách trong gia đình

    Trong lĩnh vực thi công xây dựng

    Có thể nói rằng, xây dựng chính là lĩnh vực sử dụng máy đo khoảng cách laser phổ biến nhất hiện nay. Thiết bị này thường được sử dụng cho các công việc đo đạc đất đai, tính diện tích phòng, đo khoảng cách giữa các cột trụ,... hỗ trợ công tác kiểm tra - nghiệm thu công trình hoặc các ứng dụng khác trong thiết kế - thi công nội thất, thi công công trình lộ giao thông,...

    Nhờ vào khả năng đo khoảng cách chính xác từ xa, hiển thị tia laser và mục tiêu rõ ràng (đặc biệt khi sử dụng máy đo khoảng cách laser xanh, máy đo khoảng cách cầm tay có camera hỗ trợ đo ngoài trời), công cụ này sẽ giúp những người thợ rút ngắn tối đa thời gian và công sức khi thi công, đồng thời gia tăng tối ưu hiệu quả, năng suất trong công việc.

    Trong lĩnh vực thi công xây dựng
    Trong lĩnh vực thi công xây dựng

    Ứng dụng trong ngành thể thao

    Ít ai biết rằng lĩnh vực thể thao cũng cần đến sự trợ giúp của những chiếc máy đo khoảng cách. Thường thấy nhất chính là việc sử dụng máy đo khoảng cách trong các buổi tập, cuộc thi bắn súng, bắn cung, bóng đá, các trận đấu trên sân golf,... để quan sát mục tiêu, kiểm tra kết quả trận đấu, tình trạng tập luyện của các vận động viên, từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất và định hướng tập luyện phù hợp.

    Máy đo khoảng cách ứng dụng trong ngành thể thao
    Máy đo khoảng cách ứng dụng trong ngành thể thao

    Quân sự

    Trong lĩnh vực quân sự, máy đo khoảng cách thường được tích hợp cùng với các thiết bị hỗ trợ khác như ống nhòm, la bàn kỹ thuật số hay một số công cụ chuyên dụng khác, giúp mở rộng phạm vi đo (tối ưu có thể lên tới 25km).

    Bên cạnh đó, với những dòng máy sở hữu chức năng kết nối bluetooth, cho phép truyền dữ liệu đến các thiết bị thông minh (máy tính, smartphone, máy tính bảng,...) thì việc đo đạc và tính toán sẽ càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

    Ngành công nghiệp - sản xuất

    Trong lĩnh vực này, máy đo khoảng cách được sử dụng nhằm mục đích đo quá trình tự động hóa hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, kiểm tra diện tích nhà xưởng, kiểm tra độ chính xác của các linh kiện máy móc, ô tô, xe máy,...

    Ngành công nghiệp - sản xuất
    Ngành công nghiệp - sản xuất

    Trong ngành nội thất

    Với khả năng đo và tính toán chiều dài, chiều rộng, chiều cao chính xác cao nên máy đo khoảng cách laser cũng được sử dụng phổ biến trong ngành gia công chế tạo, thi công lắp đặt nội thất,... 

    Nhờ có sự trợ giúp của thiết bị này mà các công việc như khảo sát và nghiệm thu bàn ghế, kệ, tủ, giường,... hay lắp đặt nội thất tại các công trình sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Trên đây là những kiến thức liên quan đến cấu tạo, nguyên lý đo khoảng cách bằng laser, ứng dụng máy đo khoảng cách,... nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dòng sản phẩm này, có thể để lại bình luận ở cuối bài viết hoặc liên hệ cho Thbvn.com theo HOTLINE Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được trợ giúp trong thời gian sớm nhất.

    1027 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn