Cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng nhanh, chính xác
Để máy đo độ cứng hoạt động chính xác sau thời gian dài sử dụng, bạn cần phải hiệu chuẩn cho thiết bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng. Hiểu được điều này, Thbvn.com xin gửi đến bạn đọc cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Lý do cần hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Hiệu chuẩn máy đo độ cứng là thao tác cần làm sau một quá trình sử dụng. Vậy tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ cứng? Sau một thời gian sử dụng, độ chính xác và tính ổn định của máy bị suy giảm. Khả năng đo của máy không được đảm bảo chuẩn chỉnh như máy mới. Do đó, cần hiệu chỉnh lại máy, kiểm tra và tinh chỉnh lại các chức năng của thiết bị.
Cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng
Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng gồm có: Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường. Cách hiệu chuẩn này áp dụng cho các loại máy đo độ cứng kim loại theo các phương pháp thử tĩnh là Brinell, Rockwell và Vicker. Cụ thể, cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng như sau:
Kiểm tra bên ngoài
-
Trên máy phải còn đủ nhãn hiệu ghi số máy và nơi sản xuất.
-
Thiết bị phải còn đầy đủ các bộ phận và phụ kiện kèm theo hướng dẫn kỹ thuật.
-
Mặt số của bộ phận hiển thị giá trị đo hoặc các thang chỉ lực thử phải rõ nét, dễ quan sát.
Kiểm tra kỹ thuật
Khi kiểm tra kỹ thuật máy đo độ cứng, bạn kiểm tra theo những yêu cầu dưới đây:
-
Kiểm tra tình trạng cân bằng của máy: Bạn dùng thước nivô đo độ cân bằng máy, đảm bảo độ lệch của máy đo độ cứng theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng không quá 1mm/m.
-
Kiểm tra trạng thái làm việc của máy: Bạn kiểm tra bộ phận đo độ cứng và bộ phận tạo lực của thiết bị.
-
Kiểm tra bộ phận gá kẹp mẫu thử (nếu có): Bộ phận này cần phải giữ chặt được mẫu thử trên mặt bàn đặt mẫu.
-
Kiểm tra mũi đo: Bạn nên dùng kính phóng đại quan sát mũi đo. Đảm bảo bề mặt mũi đo không có vết nứt hoặc khuyết tật.
Xem thêm:
Kiểm tra đo lường
Quy định kiểm tra lực thử khi hiệu chuẩn máy thử độ cứng
-
Kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng đối với máy thử độ cứng Rockwell
-
Kiểm tra tất cả các mức lực đối với máy Brinell và Vicker.
-
Kiểm tra lực theo các mức tăng dần, mỗi mức lực cần kiểm tra ít nhất 3 lần.
Quy định đối với sai số và tản mạn của giá trị cứng
Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra sai số tuyệt đối và độ tản mạn giá trị độ cứng đối với tất cả các thang đo. Trường hợp chỉ dùng 1 thang đo thì tiến hành kiểm tra sai số đối với thang đo được sử dụng.
– Với máy có 2 phương pháp thử độ cứng Rockwell Brinell, hoặc Vickers – Brinell, phải kiểm tra sai số độ cứng và độ tản mạn tương đối với cả 2 phương pháp. Trường hợp chỉ dùng 1 phương pháp thì tiến hành kiểm tra sai số đối với phương pháp được sử dụng.
– Sai số tương đối cho phép lớn nhất của lực thử cho trong bảng 3.
– Sai số tuyệt đối và độ tản mạn cho phép lớn nhất của giá trị độ cứng đối với máy thử độ cứng Rockwell cho trong bảng 4.
– Sai số tương đối của giá trị độ cứng và độ tản mạn tương đối cho phép lớn nhất của đường kính hoặc đường chéo vết lõm với máy thử độ cứng Brinell hoặc Vickers cho bảng 5.
Sau khi hiệu chuẩn máy đo độ cứng, thiết bị đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận hiệu chuẩn và kết quả hiệu chuẩn. Chu kỳ hiệu chuẩn của máy đo độ cứng là 12 tháng.
Bài viết đã gửi đến bạn cách hiệu chuẩn máy đo độ cứng nhanh, chính xác. Chúc bạn thực hiện hiệu chuẩn thành công. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ cứng chất lượng, giá tốt, vui lòng truy cập website Thbvietnam.com và Maydochuyendung.com hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn ngay nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn