0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách sử dụng các chức năng của đồng hồ vạn năng

thbvn.com 20/12/2023 808 lượt xem

    Đồng hồ vạn năng là thiết bị hữu ích được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu khóa học, trong sửa chữa và lắp ráp thiết bị. Hiện nay có khá nhiều loại đồng hồ vạn năng khác nhau và dưới đây là cách sử dụng chi tiết.

    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
    Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng giúp thực hiện phép đo dòng điện đơn giản, hầu hết các model đều đảm bảo chức năng này. Dưới đây là cách đo dòng điện bằng đồng hồ đo điện bạn có thể tham khảo:

    • Bước 1: Điều chỉnh thiết bị đo điện về thang có ký hiệu chữ A. Nếu là dòng xoay chiều là A~ và đo dòng 1 chiều là A-.
    • Bước 2: Kết nối đồng hồ đo với que đo. Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A. 
    • Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC. A – 250mA
    • Bước 4: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
    • Bước 5: Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
    • Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
    • Bước 8: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình LCD.

    Trong trường hợp kết quả nhỏ hơn 25mA hãy đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để đảm bảo độ chính xác. Nếu kết quả đọc được nhỏ hơn 2,5mA, bạn cần đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.

    Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

    Đo tụ bằng đồng hồ vạn năng đơn giản
    Đo tụ bằng đồng hồ vạn năng đơn giản

    Nếu đồng hồ vạn năng của bạn không trang bị chức năng đo tụ, người dùng có thể sử dụng thang đo điện trở trên đồng hồ vạn năng để kiểm tra tụ điện.

    Trước khi đo tụ, cần đảm bảo xả tụ. Nếu là tụ hóa, người dùng cần sử dụng thang x1 Ohm hoặc thang x10 Ohm còn nếu là tụ gốm thì dùng thang đo x1K Ohm hoặc 10K Ohm.

    Kết quả đo sẽ được thực hiện như sau:

    • Kim phóng nạp khi đo cho thấy tụ C1 còn tốt.
    • Kim lên nhưng không về vị trí cũ tức là tụ C2 bị dò.
    • Kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về tức là tụ C3 bị chập.
    • Trong quá trình đo tụ, người dùng cần lưu ý những điều sau:
    • Khi đo tụ phóng nạp, bạn cần đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

    Lưu ý: Tụ hóa ít khi bị dò và chập mà nguyên nhân chủ yếu là do bị khô. Bởi vậy, khi đo tụ hóa cần xác định chính xác được mức độ hỏng tụ ta cần đo, so sánh với tụ điện mới có cùng điện dung.

    Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở

    Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở
    Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở

    Để đo điện trở với đồng hồ vạn năng, người dùng thực hiện theo các bước dưới đây:

    • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
    • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
    • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
    • Bước 4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở ( đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo.
    • Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất.
    • Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

    Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch

    Đồng hồ vạn năng đo thông mạch
    Đồng hồ vạn năng đo thông mạch

    Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

    • Bước 1: Chuyển đồng hồ đo sang thang đo x1 tại vị trí đo Ohm. Với đồng hồ vạn năng số, bạn chuyển núm vặn sang thang đo thông mạch.
    • Bước 2: Cặp 2 que của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu dây dẫn.
    • Bước 3: Nếu dây dẫn bị đứt, đồng hồ đo sẽ không lên. Ngược lại, kim đồng hồ đi lên tức dây còn nguyên.

    Trên đây là cách thực hiện các chức năng đo trên đồng hồ vạn năng. Để sở hữu chiếc đồng hồ vạn năng chính hãng, giá tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng người dùng liên hệ với thbvn.com để được hỗ trợ.

    808 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn