0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Độ pH của đất trồng lúa ảnh hưởng như thế nào?

thbvn.com 2 năm trước 1607 lượt xem

    Lúa phát triển tốt nhất ở đất có độ pH khoảng từ 5-7. Khi chỉ số pH vượt hoặc thấp hơn ngưỡng này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất, khiến lúa không sinh trưởng, phát triển tốt, tác động xấu đến mùa bội thu. Chi tiết về mức độ ảnh hưởng như thế nào, hãy cùng thbvn.com theo dõi bài viết này nhé!

    Độ pH của đất trồng lúa và mức độ ảnh hưởng

    Độ pH tác động nhiều đến các tính chất vật lý, hóa học và vi sinh vật của đất đến sự phát triển và năng suất của cây lúa. Lúc đầu pH của đất là do thành phần và tính chất của đất quyết định.

    Những yếu tố có thể làm thay đổi pH đất như: sử dụng lâu dài phân axit (amoni sulfat) hay kiềm (urê) hoặc đưa quá nhiều vôi vào, đất ngập nước, nước bay hơi để lại cặn muối... Nói chung cây lúa phát triển tốt nhất ở đất có độ pH 5 - 7, thậm chí lúa vẫn có thể đạt năng suất cao ở pH bằng 4 hoặc 8 nếu các chất khoáng trong đất đủ để cung cấp cho cây trồng.

    Độ pH của đất trồng lúa
    Độ pH của đất trồng lúa

    Độ pH ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm; lượng kẽm cũng như sắt dễ hấp thụ sẽ giảm khi pH > 7. Photpho thường phát huy hết tác dụng ở độ pH 6 - 7, còn đối với canxi và kali thì ở độ pH < 6. Nếu pH cao quá 7 thì urê và amoni sulfat có thể bị chuyển hóa thành khí amoniac, đặc biệt đối với đất chứa canxi cacbonat. Độ pH thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn giải phóng nitơ từ các chất hữu cơ. 

    Các điều kiện có thể làm thay đổi độ pH của đất là tuổi của đất là việc sử dụng lâu dài phân axit (amoni sulfat) hay kiềm (urê) hoặc đưa quá nhiều vôi vào, đất ngập nước, nước bay hơi để lại cặn muối... Nói chung cây lúa phát triển tốt nhất ở đất có độ pH 5 - 7, thậm chí lúa vẫn có thể đạt năng suất cao ở pH bằng 4 hoặc 8 nếu các chất khoáng trong đất đủ để cung cấp cho cây trồng.

    Chính vì thế việc kiểm tra pH đất bằng máy đo độ pH là việc làm nên được thực hiện thường xuyên. Nó không chỉ giúp bà con theo dõi, nắm bắt tình hình chất dinh dưỡng cho cây lúa trong quá trình từ bắt đầu gieo cấy, cho đến khi lúa thì con gái, lúa trỗ bông, cho ra hạt thóc,...mà còn là tiền đề giúp bà con có những điều chỉnh, cải tạo, bón phân sao cho phù hợp với sự phát triển của cây lúa.

    Bà con có thể tham khảo một số bút đo pH như: bút đo pH Hanna HI98127bút đo Hanna HI98121,...

    Cách cân bằng độ pH cho đất trồng lúa

    Về nguyên tắc có thể khắc phục ảnh hưởng xấu của độ pH tới việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất theo 6 cách sau:

    • Bón phân chứa nitơ, đặc biệt đối với đất vôi.
    • Không nên bón vôi quá nhiều, mặc dù phương pháp luân canh lúa luôn cần đến vôi.
    • Điều chỉnh mức độ bón phân theo pH.
    • Không nên đưa quá nhiều các loại muối (can xi, natri bicacbonat hay bo) vào đất bằng cách tưới nước chứa muối vì chúng làm tăng độ pH của đất hay gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
    • Không phơi lớp đất nền (nằm dưới lớp đất trồng) khi san ruộng nếu nó là đất vôi hay chua.
    • Bón chất điều chỉnh độ pH cho đất.
    Cách cân bằng độ pH cho đất trồng lúa
    Cách cân bằng độ pH cho đất trồng lúa

    Ở loại đất chua trồng lúa, độ pH có xu hướng tăng đến 6 hoặc 7 khi đất bị ngập úng và một vài loại đất kiềm thường giảm độ pH đến 7, tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển.

    Tuy nhiên, rong tảo trong nước ngập úng khi nhận được ánh sáng mặt trời sẽ làm cho độ pH tăng đến 9 hoặc 10 vào ban ngày và trở về 6 và 7 vào ban đêm. Độ pH tăng vào ban ngày có thể làm lượng phân hao hụt do nước ngập tăng lên. Nhưng nói chung, nước ngập làm lợi cho cây lúa và cuộc sống hoang dã trong đất ướt.

    Độ pH thấp có thể kích thích làm cho cây lúa nhạy cảm hơn với các chất độc và một số bệnh. ở độ pH cao các ion bicacbonat và natri có thể làm giảm sản lượng lúa.

    Các oxyt, cacbonat, hyđroxit của canxi và magiê có thể được dùng làm chất vôi, bón để nâng độ pH của đất chua và tăng lượng chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Ngược lại lưu huỳnh (lưu huỳnh nguyên tố và axit sulfuric) có thể hạ thấp độ pH của đất, tăng sản lượng lúa.

    Tóm lại, độ pH của đất thay đổi cùng với thời gian và phụ thuộc vào cách sử dụng đất. Khoảng pH tối ưu cho cây lúa phát triển là từ 5 - 7. Bón các chất điều chỉnh có thể làm tăng hay giảm đáng kể độ pH của đất để cây lúa đạt năng suất cao nhất.

    1607 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn