0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

HDSD máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811

thbvn.com 20/04/2024 516 lượt xem

    Bạn mới mua máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811 để đo độ dày lớp phủ bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa nắm rõ được cách sử dụng máy đúng quy định để máy hoạt động tốt nhất? THB Việt Nam chia sẻ hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811 đúng phương pháp nhất, thuận tiện và ít hỏng hóc nhất.

    1. Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ dày lớp phủ siêu âm

    Máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811 đo độ dày bằng nguyên tắc thời gian của sóng siêu âm từ đầu dò tiến hành truyền qua các lớp vật liệu. Sóng siêu âm có phản xạ ngược lại từ mặt phân cách của 2 lớp vật liệu khác nhau.

    Phương pháp đo này được gọi là kỹ thuật xung vọng khi sóng bắt đầu phản xạ ngược trở lại đầu dò. Do vậy, độ dày của bề mặt lớp phủ sẽ được sóng siêu âm của máy đo độ dày vật liệu phân tích, đưa ra kết quả chỉ trong vài phần triệu của giây.

    Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ dày lớp phủ siêu âm
    Nguyên tắc hoạt động của máy đo độ dày lớp phủ siêu âm

    Từ nguyên tắc hoạt động, bạn có thể thấy được tính hiệu quả của máy đo độ dày lớp phủ bằng sóng siêu âm nhanh chóng, độ chính xác cao.

    2. Cách sử dụng máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TC-8811

    Việc sử dụng máy đo độ dày vật liệu cần đúng cách để đảm bảo kết quả đo chính xác, máy có độ bền cao. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách đo độ dày vật liệu thông qua máy đo TG-8811 từ các nút điều chuyển.

    2.1. Nút chọn vật liệu

    Sau khi bật máy bạn ấn nút Chọn Vật Liệu, trên màn hình sẽ hiển thị mã tương ứng với vật liệu bạn muốn đo. Bạn ấn nút Điều Chỉnh Tăng / Giảm để chọn mã vật liệu và khi đã chọn được vật liệu cần đo bạn ấn nút Chọn Vật Liệu lần nữa để xác nhận.

    Khi đó màn hình sẽ hiển thị số 0 và như vậy bạn đã chọn được vật liệu cần đo. Tiếp theo, bạn chỉ cần bắt đầu đo độ dày cho bề mặt vật liệu để xác định độ dày cho lớp phủ.

    Bảng các mã hiển thị tương ứng với các vật liệu khác nhau.

    STT

    VẬT LIỆU

    1

    Cd01

    Sắt

    2

    Cd02

    Gang

    3

    Cd03

    Nhôm

    4

    Cd04

    Đồng đỏ

    5

    Cd05

    Đồng thau

    6

    Cd06

    Kẽm

    7

    Cd07

    Thủy tinh

    8

    Cd08

    Polyethylene

    9

    Cd09

    PVC

    10

    Cd010

    Gang xám

    11

    Cd011

    Gang cầu (gang dẻo)

     

    Chú ý: việc chọn mã vật liệu là không thực sự cần thiết khi mã kim loại đã được xác nhận trước (máy tự động lưu trong bộ nhớ), việc chọn mã chỉ cần thiết khi bạn đo các vật liệu chưa từng được đo trước đó.

    Ngoài chọn vật liệu dựa vào CODE cho trước, bạn có thể chọn code dựa vào vận tốc âm thanh của từng loại vật liệu. Bấm nút VEL, dùng nút mũi tên tăng giảm để đưa về chính xác vận tốc âm thanh vật liệu cần đo.

    2.2. Cách sử dụng nút hiệu chuẩn

    Bạn đổ một ít dầu lên Mẫu Chuẩn (dày 5mm - ở bên cạnh máy) và ấn nút Hiệu Chuẩn.

    Bạn đặt cảm biến siêu âm lên mẫu chuẩn, khi đó trên màn hình sẽ hiển thị số 5 mm (hay 0.197 inch). Khi số liệu hiển thị ổn định (không nhấp nháy) ban ấn nút Hiệu Chuẩn lần nữa để xác nhận.

    Khi đó thiết bị đã được đặt trạng thái hiệu chuẩn và bạn có thể thực hiện đo các vật liệu khác.

    Chú ý: thiết lập hiệu chuẩn sẽ được tự động lưu, bạn không cần phải hiệu chuẩn lại trừ trường hợp bạn nhận thấy kết quả đo không chính xác.

    Cách sử dụng nút hiệu chuẩn
    Cách sử dụng nút hiệu chuẩn

    2.3. Nút chuyển đơn vị đo

    Khi số liệu đo hiển thị trên màn hình, bạn có thể ấn nút Chuyển Đơn Vị để chuyển đổi giữa đơn vị mm và inch.

    Những hướng dẫn cách dùng thiết bị máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811 đúng cách sẽ giúp bạn sử dụng máy hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian.

    3. Những lưu ý khi dùng máy đo độ dày vật liệu lớp phủ siêu âm

    Ngoài việc sử dụng máy đo độ dày đúng cách, bạn cũng chú ý bảo quản và bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. Dưới đây là một số những lưu ý khi dùng máy đo độ dày lớp phủ bằng thiết bị sóng siêu âm.

    • Không để máy bị va đập, chịu những tác động mạnh trực tiếp để tránh máy bị hư hỏng, kết quả đo không chính xác.
    • Khi di chuyển cần để máy vào hộp đựng để tránh rung lắc.
    • Luôn bảo quản thiết bị trong môi trường thích hợp: khô ráo, không có độ ẩm cao, không tiếp xúc với hóa chất.
    • Người dùng cần sử dụng máy thường xuyên không nên cất giữ máy quá lâu.
    • Luôn kiểm tra thiết bị, tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng để nhanh chóng phát hiện hỏng hóc, hạn chế máy bị gỉ sét, hoạt động không trơn tru.
    lưu ý khi dùng máy đo độ dày vật liệu lớp phủ siêu âm
    Lưu ý khi dùng máy đo độ dày vật liệu lớp phủ siêu âm

    Từ những cách hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày lớp phủ siêu âm TG-8811 đúng cách, chi tiết với từng nút bấm để dùng dễ dàng. Từ đó, bạn có thể sử dụng máy lâu dài và đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc.

    516 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn