0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Kỹ thuật đo chiều dày vật liệu bằng Máy đo độ dày siêu âm

thbvn.com 20/12/2023 1048 lượt xem

    Đo chiều dày bằng siêu âm là kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ được sử dụng rộng rãi để đo chiều dày vật liệu từ một bên. Máy đo chiều dày siêu âm đầu tiên, sử dụng nguyên lý thu từ sóng siêu âm, được giới thiệu vào cuối năm 1940. Thiết bị nhỏ, sách tay tiện lợi cho nhiều ứng dụng khác nhau trở nên rộng rãi vào năm 1970. Sau đó với công nghệ vi xử lý tiên tiến đã đưa chúng lên tầm cao mới với những thiết bị nhỏ, tinh vi, dễ sử dụng. Bạn có thể tham khảo về kỹ thuật đo chiều dày vật liệu bằng sóng siêu âm hiện đại nhất hiện nay qua những chia sẻ của THB Việt Nam. 

    1. Ứng dụng của công nghệ đo chiều dày vật liệu bằng sóng siêu âm

    Hầu như bất cứ vật liệu kỹ thuật thông thường nào đều có thể đo bằng siêu âm. Các thiết bị đo chiều dày siêu âm có thể cài đặt cho kim loại, nhựa, vật liệu tổng hợp, sợi thuỷ tinh, gốm, và thuỷ tinh.

    Có thể đo chiều dày các sản phẩm nhựa đùn hoặc kim loại cán trên dây truyền và cũng có thể đo từng lớp hoặc lớp vỏ trong cấu trúc nhiều lớp. Mực chất lỏng và các mẫu sinh vật học cũng có thể đo. Đo bằng siêu âm luôn hoàn toàn là không phá huỷ, không cần cắt hoặc phân đoạn. Vật liệu không thích hợp để đo bằng siêu âm thông thường là gỗ, giấy, bê tông, và sản phẩm bọt.

    Nhãn

    Ngày ngay các thiết bị đo độ dày vật liệu được tích hợp công nghệ sóng siêu âm mang lại hiệu quả đo độ dày chính xác, chất lượng cao. Bạn có thể tham khảo thêm về kỹ thuật đo độ dày vật liệu bằng sóng siêu âm để hiểu thêm về ứng dụng hiện đại nay. Một số các loại máy đo độ dày vật liệu được đánh giá có công nghệ siêu âm hiện đại như: máy đo độ dày siêu âm Phase II UTG ‐ 1500máy đo độ dày vật liệu TM-8812,....

    2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy đo độ dày vật liệu bằng sóng siêu âm

    Năng lượng âm có thể được tạo trên dải băng tần rộng. Âm thanh có thể nghe thấy xuất hiện ở dải tần số thấp với giới hạn trên khoảng 20 000 chu kỳ trên giây (20 Kilohertz). Siêu âm là năng lượng âm ở tần số cao hơn giới hạn của con người có thể nghe được. Phần lớn kiểm tra siêu âm được thực hiện trong dải tần số giữa 500 KHz và 20 MHz, mặc dù một số thiết bị chuyên dụng có thể sử dụng tần số thấp đến 50 KHz hoặc thấp hơn và cao tới 225 MHz. Bất cứ ở tần số nào, năng lượng âm bao gồm các dao động cơ học truyền qua môi trường như không khí hoặc thép theo định luật cơ bản của vật lý về sóng.

    Nhãn

    Tất cả các thiết bị đo độ dày đều hoạt động bằng cách đo chính xác thời gian sóng âm được tạo ra bởi đầu dò siêu âm truyền qua chiều dày của chi tiết. Vì sóng âm phản xạ từ mặt phân cách giữa hai vật liệu khác nhau, phép đo này thường được thực hiện từ một bên theo kỹ thuật xung vọng, trong đó thiết bị sẽ đo thời gian truyền vào chi tiết và phản xạ ở mặt đáy quay lại đầu dò.

    Đầu dò bao gồm biến tử áp điện được kích hoạt bởi xung lực điện ngắn để tạo ra xung của sóng âm. Sóng âm được truyền vào chi tiết kiểm tra và truyền đến khi chúng đập vào mặt đáy hoặc mặt phân cách khác và phản xạ trở lại đầu dò. Đầu dò sẽ chuyển năng lượng âm thành năng lượng điện. Về bản chất, thiết bị nghe xung vọng từ mặt đối diện. Thời gian truyền chỉ khoảng vài phần triệu giây. Thiết bị được lập trình với vận tốc âm trong vật liệu, từ đó có thể tính chiều dày của vật liệu bằng công thức toán học đơn giản.

    Công thức tính độ dày vật liệu

    T = (V) x (t/2)

    trong đó

    T = Chiều dày của chi tiết
    V = Vận tốc âm trong vật liệu kiểm tra
    t = Thời gian truyền một vòng đo được

    3. Những lưu ý khi đo độ dày vật liệu bằng sóng âm

    Điều quan trọng cần phải chú ý là vận tốc âm trong vật liệu kiểm tra là phần chủ yếu trong phép tính này. Các vật liệu khác nhau truyền sóng âm với vận tốc khác nhau, nói chung là nhanh hơn trong các vật liệu cứng và chậm hơn trong vật liệu mềm hơn, và vận tốc âm có thể thay đổi đáng kể với nhiệt độ. Do vậy luôn luôn phải chuẩn thiết bị đo chiều dày siêu âm với vận tốc âm trong vật liệu cần đo, và độ chính xác chỉ có thể đạt tới như phép chuẩn đó.

    Sóng âm trong dải MHz không truyền hiệu quả trong không khí, nên chất tiếp âm được sử dụng giữa đầu dò và chi tiết kiểm tra để đạt được sự truyền âm tốt. Các chất tiếp âm thông dụng là glycerin, propylene glycol, nước, dầu, và gel. Chỉ cần một lượng tiếp âm nhỏ, đủ để điền đầy khe hở không khí có thể tồn tại giữa đầu dò và bề mặt chi tiết.

    Có ba cách thông dụng để đo khoảng thời gian sóng âm truyền qua chi tiết.

    • Cách 1: là phương pháp thông dụng nhất, đo đơn giản khoảng thời gian giữa xung kích hoạt để phát sóng âm và xung phản xạ thứ nhất và trừ đi giá trị lệch 0 bù cho phần trễ của bản thân thiết bị, dây cáp, và đầu dò.
    • Cách 2: yêu cầu đo khoảng thời gian giữa xung phản xạ từ mặt trước và mặt đáy của chi tiết.
    • Cách 3: yêu cầu đo khoảng thời gian giữa hai xung đáy liên tiếp. Dạng đầu dò và yêu cầu cụ thể của ứng dụng thường sẽ đưa ra sự lựa chọn cách đo.
    Nhãn

    Những chia sẻ về máy đo dộ dày vật liệu bằng sóng siêu âm mang lại những thông tin hữu ích cho người dùng về thiết bị do chiều dày tốt nhất hiện nay. Người mua có thể tham khảo các thông tin về máy đo độ dày vật liệu chất lượng, độ bền cao tại THB Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị đo chính hãng, độ bền cao. 

    1048 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn