0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Phương pháp xử lý nước đục trong ao nuôi tôm đơn giản

thbvn.com 3 năm trước 438 lượt xem

    Độ đục là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, đặc biệt trong ao nuôi tôm. Vậy độ đục trong ao nuôi tôm lý tưởng nhất là bao nhiêu để tôm phát triển khỏe mạnh bình thường?

    Độ trong, độ đục trong ao nuôi tôm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Bài viết này của THB sẽ chia sẻ cho bà con về tiêu chuẩn độ đục cũng như cách xử lý khi độ trong của ao nuôi tôm quá thấp.

    Độ đục lý tưởng nhất trong ao nuôi tôm nên duy trì ở mức nào?

    Độ đục trong ao nuôi tôm xuất hiện là do nhiều nguyên nhân như: do nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí, thức ăn thừa của tôm phân thải của tôm,…

    Độ đục lý tưởng nhất trong ao nuôi tôm là từ từ 30 – 45 NTU. Khi độ đục trong quá cao hay độ trong của nước nuôi tôm quá thấp sẽ gây ra những bất lợi cho tôm, giảm năng suất ao nuôi.

    Độ đục trong ao nuôi tôm

    Theo bà con chia sẻ: Độ đục trong ao nuôi tôm quá cao sẽ làm giảm ánh sáng mặt trời xâm nhập vào trong nước, giảm oxy trong ao nuôi tôm – yếu tố quyết định đến sự sống của tôm.

    Khi tôm thiếu oxy, chúng sẽ có những biểu hiện như: nổi đầu vào lúc sáng sớm, bơi lờ đờ,… Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của tôm. Bùn trong ao nuôi tôm quá nhiều, làm tắc nghẽn mang tôm, nặng hơn là gây ra những trấn thương cho tôm.

    Ngược lại nếu độ đục quá thấp đồng nghĩa nước thiếu dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển sẽ ức chế các thành phần thức ăn của tôm, giảm năng suất trong ao.

    Như vậy độ đục trong ao nuôi tôm còn ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Chính vì thế, việc kiểm tra, kiểm soát độ đục trong ao nuôi tôm bằng máy đo độ đục của nước là vấn đề mà nhiều chuyên gia trong thủy sản khuyến cao.

    Phương pháp xử lý nước đục trong ao nuôi tôm đơn giản nhất

    Khi kiểm tra độ đục trong ao nuôi tôm bằng máy đo độ đục xong, nếu thấy độ đục quá cao, độ trong thấp, bà con hãy tiến hành thay nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào thay cũng được, mà nên thay nước vào lúc nước sông đang lên, tránh thời điểm lũ về.

    Ngoài ra, để loại bỏ hạt lơ lửng trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3)  nhằm tạo kết tủa và lắng tụ. Hay sử dụng thực vật phù du như hạt nhân cho sự kết đông, bón phân cũng giúp kích thích sự phát triển của các thực vật nổi, từ đó các tế bào thực vật lấy đi những hạt đất sét.

    Phương pháp xử lý nước đục trong ao nuôi tôm

    Nếu bà con kiểm tra mà độ đục trong ao nuôi tôm thấp, lúc này hãy tiến hành kiểm tra độ pH trong ao. Độ pH lý tưởng nhất cho tôm dao động trong khoảng từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3. Bà con có thể sử dụng máy đo độ pH để kiểm tra.

    Nếu thấy pH trong ao nuôi tôm thấp, cần bón thêm vôi, song song với bón phân, sử dụng hóa chất gây màu nước nhằm mục đich cung cấp dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của tảo để tăng độ đục cho nước nuôi tôm.

    Bà con có thể xem thêm một số bài viết về cách tăng, giảm pH trong ao nuôi tôm như:

    Đồng thời, cần gom tụ chất thải và tránh khuấy động trong ao, loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi. Song song với đó là vẫn đề quản lý tốt thức ăn và màu nước trong ao nuôi.

    Trên đây là những cách xử lý đo độ đục trong ao nuôi tôm quá thấp hoặc quá cao. Mong rằng, nó sẽ là hành trang cho bà con trong quá trình nuôi tôm để tôm phát triển tốt và đem lại năng suất cao.

    438 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn