0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Trở kháng loa là gì? Cách đo trở kháng của loa đơn giản

thbvn.com 2 tháng trước 74 lượt xem

    Khi lắp đặt hay sửa chữa loa đều cần phải biết đến trở kháng loa để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất. Vậy, trở kháng loa là gì? Cách đo, cách tính trở kháng của loa như thế nào? Bạn hãy cùng Thbvn.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    Trở kháng loa là gì?

    Đầu tiên, bạn sẽ cần tìm hiểu về trở kháng loa là gì? Câu trả lời như sau:

    Trở kháng loa được hiểu là đại lượng thể hiện độ khó khăn khi truyền âm thanh từ bộ khuếch đại từ âm thanh đến loa. Trở kháng có đơn vị ohm (Ω).

    Trở kháng được ký hiệu trên loa
    Trở kháng được ký hiệu trên loa

    Trở kháng của loa phụ thuộc các yếu tố như số lượng, đường kính và chất lượng của cuộn dây hay cấu trúc loa, đường kính nam châm… Trở kháng loa thường có nhiều tần số khác nhau. Trở kháng loa sẽ thường thấp hơn khi ở mức tần số thấp và ngược lại.

    Khi chất lượng âm thanh có sự bất thường, bạn sẽ cần tiến hành đo và kiểm tra trở kháng. Trước khi tiến hành đo, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách tính trở kháng loa để đối chiếu khi đo.

    Xem thêm: Cách kiểm tra loa sống hay chết bằng đồng hồ đo điện vạn năng

    Cách tính trở kháng loa

    Cách tính trở kháng của loa sẽ được thực hiện theo từng phương pháp đấu nối loa theo kiểu mắc nối tiếp hay mắc song song. Dưới đây là cách tính trở kháng của loa.

    Đầu tiên, bạn cần nắm được công thức tính trở kháng chung:

    Z = R + X

    Giải thích

    • Z: trở kháng
    • R: là điện ứng
    • X: là điện trở hay điện kháng.

    Như bạn đã biết, loa có thể được mắc nối tiếp hoặc song song. Từng cách mắc sẽ có công thức khác nhau:

    • Cách tính trở kháng loa mạch nối tiếp: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
    • Cách tính trở khác loa với mạch song song sẽ cần nghịch đảo các giá trị đo:

    1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Z

    Hiện nay, loa sẽ thường có trở khác ở mức 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω để đấu nối song song hoặc nối tiếp hay kết hợp. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

    Với loa có trở kháng thấp:

    • Loa được dùng phổ biến cho các dàn âm thanh đám cưới, sự kiện, hội trường, gia đình với mức 8Ω hoặc 12Ω hay 16Ω.

    • Tổng trở kháng vào của loa cần thấp hơn trở kháng ra của amply để hoạt động ổn định.

    • Các thiết bị khi kết nối với loa phải ở khoảng cách gần nhỏ hơn 10m để tránh dây dẫn bị nóng, loa hoạt động không ổn định.

    Các loa có trở kháng thấp dùng trong dân dụng
    Các loa có trở kháng thấp dùng trong dân dụng

    Kết nối loa có trở kháng cao

    • Loa có trở kháng cao được dùng phổ biến cho hệ thống âm thanh công cộng dùng tại những khu vực rộng.

    • Loa sẽ cần có biến áp đi kèm để điều chỉnh công suất phù hợp.

    • Loa sẽ được mắc theo cách song song để phù hợp với công suất ra của tăng âm.

    Cách đo trở kháng loa đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

    Một trong những cách đo trở kháng loa rất đơn giản chính là sử dụng đồng hồ vạn năng. Những đồng hồ vạn năng có chức năng đo trở kháng sẽ hỗ trợ đo chính xác, nhanh chóng.

    Bạn lưu ý nên chọn đồng hồ vạn năng chính hãng để đảm bảo kết quả đúng nhất. Bạn có thể chọn các dòng đồng hồ đo điện Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu hay đồng hồ Fluke.

    Tiếp theo, bạn có thể tham khảo các bước đo trở kháng của loa ngay dưới đây:

    Bước 1: Bạn chọn thang đo điện trở trên đồng hồ vom

    Đối với bạn đùng đồng hồ vạn năng kim sẽ cần chọn dải đo điện trở thấp 200Ω. Đối với đồng hồ vạn năng điện tử sẽ tự động chọn thang đo.

    Bước 2: Ngắt nguồn điện, tháo loa

    Bạn cần tiến hành ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn, tránh sai số. Bạn chú ý không tháo dây dẫn đang được nối trên loa. Tiếp đó, bạn tháo loa khỏi thùng hoặc mở mặt sau loa. Đối với loa không có thùng sẽ không cần tháo.

    Bước 3: Thực hiện đo trở kháng của loa

    Bạn cắm dây đo vào đồng hồ vom theo đúng quy tắc dây đen với chân đen COM, dây đỏ vào chân màu đo đo điện và điện trở. Phần đầu que đo màu đỏ đặt với cực dương và que đo màu đen đặt vào cực âm của loa. Trên loa thường sẽ có kỹ hiệu cực dương và cực âm.

    Đo trở kháng loa bằng đồng hồ vạn năng
    Đo trở kháng loa bằng đồng hồ vạn năng

    Bước 4: Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình

    Nếu kết quả hiển thị trở kháng thấp hơn khoảng 15% so với chỉ số được ghi trên nhãn nghĩa là loa vẫn bình thường. Khi trở kháng cao hơn bằng hoặc cao hơn so với chỉ số sẽ cần phải kiểm tra chi tiết và tiến hành sửa chữa loa.

    Xem thêm: Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng an toàn, chuẩn kỹ thuật

    Trở kháng bao nhiêu thì chính xác nhất?

    Sau khi bạn xác định được trở kháng của loa sẽ cần thực hiện kết nối với thiết bị âm thanh để đảm bảo dàn loa hoạt động ổn định. Vậy trở kháng bao nhiêu thì phù hợp với amply nhất?

    Câu trả lời như sau: Mức trở kháng tổng thể của loa sẽ cần phải lớn hơn trở kháng của amply để tránh bị cháy nổ, hỏng hóc. Bạn có thể dựa vào công thức như sau để khẳng định trở kháng loa phải lớn hơn của amply.

    P=U x U/R

    Trong đó:

    • U là hiệu điện thế
    • P là công suất tỷ lệ nghịch với trở kháng.
    • R là điện ứng.

    Khi R cảng nhỏ thì P sẽ càng lớn. Khi đó, tổng trở kháng của loa nhỏ hơn của amply sẽ khiến công suất loa tăng lên đến khi vượt giới hạn gây nên sự cố cháy hỏng.

    Chọn loa có trở kháng cao hơn amply
    Chọn loa có trở kháng cao hơn amply

    Theo lời khuyên của các chuyên gia âm thanh thì bạn nên chọn công suất amply gấp đôi công suất trung bình loa hoặc ít nhất phải lớn hơn, không thể nhỏ hơn. Điều này sẽ đảm bảo âm thanh sẽ đạt chất lượng, không bị méo tiếng.

    Cách tăng trở kháng cho loa

    Tiếp theo, bạn muốn điều chỉnh trở kháng của loa tăng lên để lớn hơn amply? Bạn có thể tham khảo những cách tăng trở kháng của loa đơn giản theo một số phương pháp dưới đây.

    Cách tăng trở kháng loa bằng đấu ghép

    Đây là cách tăng trở kháng loa rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Bạn chỉ cần đấu nối tiếp theo cực âm của loa này sang cực dương của loa khác. Bạn lưu ý cách này chỉ có thể đấu được một số loa nhất định. 

    Sơ đồ đấu nối loa lằm tăng trở kháng
    Sơ đồ đấu nối loa lằm tăng trở kháng

    Cách tăng trở kháng cho loa bằng điện trở

    Đây là phương pháp sẽ không làm thay đổi công suất, không ảnh hưởng tới âm thanh, chi phí mua điện trở rẻ. Bạn cần lưu ý phương pháp này sẽ yêu cầu người có chuyên môn và kinh nghiệm khi thực hiện.

    Các bước thực hiện như sau:

    Bước 1: Bạn cần có sẵn điện trở có mức tương ứng với điện trở trong loa.

    Bước 2: Bạn tháo loa và xác định vị trí của điện trở trong mạch. Sau đó, bạn lắp nối tiếp vào điện trở để tăng trở kháng. Bạn có thể hàn để cố định điện trở lại là hoàn thành.

    Lưu ý, bạn nên sử dụng phương pháp đấu nối thêm loa để dùng trong gia đình. Với phương pháp nối thêm điện trở nên mang đến các cửa hàng sửa chữa để đảm bảo độ chính xác, tránh hỏng hóc cho loa.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về trở kháng loa là gì, cách đo cũng như cách tính trở kháng cho loa. Thb.vn hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết để sử dụng loa hiệu quả cho chất lượng âm thanh tốt nhất.

    Đồng hồ vạn năng Fluke 15B-MAX

    Đồng hồ vạn năng Fluke 15B-MAX

    Giá liên hệ

    Chức năng Dải đo Độ phân giải Độ chính xác

    Dải đo điện áp AC 6.000 V60.00 V600.0 V1000 V 0.001 V0.01 V0.1 V1 V 1.0 % + 3

    Dải đo điện áp mAC  600.0 mV 0.1 mV 3.0 % + 3

    Dải đo điện áp DC 6.000 V60.00 V600.0 V1000 V 0.001 V0.01 V0.1 V1 V 0.5 % + 3

    Dải đo

    Xem chi tiết
    74 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn