0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Bước sóng tia laser là gì? Chúng có vai trò thế nào?

thbvn.com 20/12/2023 4423 lượt xem

    Bước sóng tia laser là thông số thường có trong máy đo khoảng cách laser hay máy cân bằng laser. Mỗi ứng dụng sẽ phù hợp với từng loại tia laser tương ứng với mỗi loại bước sóng khác nhau. Vậy bước sóng laser là gì? Chúng có vai trò thế nào? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Bước sóng laser là gì?

    Bước sóng laser là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 hai dao động cùng pha và là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (ở đây sóng sẽ đạt giá trị lớn nhất). Hay nói cách khác, đây là tổng quát giữa 2 cấu trúc lặp lại của sóng tại một thời điểm nhất định.

    Bước sóng của tia laser là khoảng cách giữa 2 dao động
    Bước sóng của tia laser là khoảng cách giữa 2 dao động

    Bước sóng được viết tắt bằng tiếng Hy Lạp là lamda (λ).

    Các loại bước sóng của tia laser mà mắt thường có thể nhìn được

    Phổ nhìn thấy hay còn được gọi là ánh sáng khả kiến chính là các bức xạ điện từ có bước sóng thuộc vòng quang phổ nhìn thấy bằng mắt thường. Mặc dù chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ phổ bức xạ điện tử nhưng nó lại là vùng tần số duy nhất mà mắt thường có thể phản ứng được. 

    Có những loại bước sóng laser nào mắt thường nhìn thấy
    Có những loại bước sóng laser nào mắt thường nhìn thấy

    Trong vùng quang phổ mắt của con người có thể nhìn thấy được ánh sáng sẽ có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 700 nm, đây cũng là dải ánh sáng trải từ tím sang đỏ. Cụ thể ánh sáng này có dải bước sóng như sau:

    • Ánh sáng tím: Từ 380nm đến 440nm 

    • Ánh sáng chàm: Từ 430nm đến 460nm

    • Ánh sáng lam: Từ 450nm đến 510nm

    • Ánh sáng lục: Từ 500nm đến 575nm

    • Ánh sáng vàng: Từ 570nm đến 600nm

    • Ánh sáng cam: Từ 590nm đến 650nm

    • Ánh sáng đỏ: Từ 640nm đến 760nm.

    Với những bước sóng ngắn <380 nm ngoài vùng ánh sáng tím thì mắt người sẽ không nhìn thấy được do chúng có năng lượng cao. Một số tia có bước sóng ngắn thường được ứng dụng trong y học ví dụ như tia cực tím, tia X, tia Gamma, chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt với mắt người khi nhìn trực tiếp.

    Với những bước sóng dài >760 nm nằm ngoài vùng ánh sáng đỏ có năng lượng thấp hơn và mắt thường sẽ không thể nhìn thấy được, ví dụ như tia hồng ngoại, Radio, Viba, hiện chúng đang được ứng dụng rộng rãi trong các remote điều khiển từ xa.

    Ứng dụng của bước sóng laser

    Mỗi loại tia laser sẽ tương thích với một loại bước sóng có công suất khác nhau, vì thế bạn có thể lựa chọn và thay đổi linh hoạt để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng.

    Ví dụ: Chất liệu thủy tinh có độ cứng cao, bởi thế khi khắc thủy tinh bằng tia laser, cần sử dụng những loại tia laser có bước sóng lớn, công suất từ 10.6 um hay 355 nm.

    Bước sóng laser có nhiều vai trò khác nhau
    Bước sóng laser có nhiều vai trò khác nhau
    • Trong ngành y học phẫu thuật mắt thường sẽ sử dụng tia laser Argon (Ar) có công suất thấp với bước sóng 488 nm và 514.5 nm

    • Trong ngành xây dựng, thiết kế nội ngoại thất, để thuận tiện cho việc theo dõi, quan sát thấy trước một số ánh sáng khác của môi trường, các kỹ sư sẽ sử dụng đến một số dụng cụ chuyên dụng như máy đo khoảng cách hay máy cân bằng laser. Thường 2 thiết bị này sẽ có bước sóng màu xanh lục (khoảng 490-570nm) và màu đỏ (630-750nm) để hỗ trợ công việc đo lường hiệu quả, chính xác hơn.

    Trên đây là một số thông tin về bước sóng tia laser mà thbvn.com cung cấp thông tin tới bạn. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, để lại bình luận hoặc liên hệ Hotline 0904810817 - 0979244335.

    4423 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn