0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Các loại phụ kiện thủy lực phổ biến cần biết

thbvn.com 14/05/2024 389 lượt xem

    Để một hệ thống thủy lực có thể vận hành trơn tru chắc chắn không thể thiếu các loại phụ kiện thủy lực như: van, bộ lọc, khóa... Vậy có những loại phụ kiện nào cần biết? Tìm hiểu ngay!

    Phụ kiện thủy lực là gì?

    Để có một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh và vận hành tốt thì ngoài nguồn cung cấp, cơ cấu truyền động hay cơ cấu chấp hành còn có các phụ kiện thủy lực đi kèm. Mặc dù nhỏ nhưng các loại phụ kiện này lại không kém phần quan trọng đối với sự ổn định, năng suất và hiệu quả của các thiết bị.

    Phụ kiện thủy lực là gì? Các loại phụ kiện cần biết
    Phụ kiện thủy lực là gì? Các loại phụ kiện cần biết

    Tuy nhiên, nhiều người còn sơ suất khi tính toán, lựa chọn các linh kiện thủy lực cho hệ thống khiến thiết bị xuất hiện hiện tượng không hoạt động được hay hoạt động chậm, rung lắc dữ dội hoặc kêu to sau một thời gian. Điều này cần được chú ý vì các hệ thống thủy lực luôn làm việc liên tục với áp suất cực cao, chịu tải lớn.

    Xem thêm: Cách tính toán lưu lượng chọn bơm thủy lực

    Phụ kiện có tác dụng gì?

    • Là bộ phận, linh kiện cần thiết và quan trọng giúp hệ thống thủy lực vận hành trơn tru, hiệu quả.
    • Nó là cầu nối kết nối các cơ cấu, thiết bị chấp hành với nhau để tạo nên một tổng thể liền mạch.
    • Tất cả các bộ phận thủy lực này không hoạt động đơn lẻ mà hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng cần tương ứng về kích thước, thông số làm việc và chất liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
    • Khi có một hệ thống thủy lực, cần phải kiểm soát áp suất sao cho luôn trong ngưỡng an toàn và ổn định thì việc sử dụng các phụ kiện chắc chắn là vô cùng cần thiết.
    • Ngoài ra, nó giúp một số hệ thống hoạt động tự động

    Các loại phụ kiện thủy lực

    1. Ống dẫn

    Phụ kiện quan trọng này là huyết mạch của hệ thống. Mục đích của các đường này là dẫn dầu thủy lực từ nguồn đến máy bơm và từ máy bơm đến các thiết bị khác trong hệ thống. Ngoài ra, nó giúp dự trữ dầu dự trữ để phục vụ hệ thống khi cần thiết.

    Các hệ thống khác nhau có đặc tính làm việc khác nhau nên cần chọn loại ống dẫn dầu thủy lực phù hợp. Đối với các hệ thống lớn thì đường ống phức tạp và dài. Còn đối với các hệ thống nhỏ, làm việc trong môi trường hóa chất… thì đường ống phải đáp ứng được tính năng vận hành. Có hai loại ống được sử dụng nhiều hơn, một là ống kim loại đặc như nhôm, đồng, thép... hai là ống làm bằng cao su và vật liệu tổng hợp.

    Hình ảnh ống thủy lực
    Hình ảnh ống thủy lực

    2. Khớp nối nhanh

    Khớp nối nhanh thủy lực là phụ kiện thông dụng cho một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh. Khớp nối này được thiết kế nhỏ gọn và tối giản giúp cho việc kết nối đường ống hay thiết bị trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì được làm bằng kim loại nên yêu cầu gia công của nó cũng phải tỉ mỉ và công phu hơn, đặc biệt là phần bi, lò xo và đường chỉ (ren).

    Khớp nối nhanh thủy lực
    Khớp nối nhanh thủy lực

    3. Van thủy lực

    Van thủy lực là bộ phận cần thiết để kiểm soát dòng chảy, lưu lượng, tiết diện chảy... của chất lỏng trong hệ thống. Nhờ bộ phận này, người dùng sẽ kiểm soát và làm chủ toàn bộ lưu lượng dầu thủy lực đủ để hệ thống hoạt động. Không chỉ vậy, thiết bị còn có thể tắt và giữ tải khi cần thiết

    Xem thêm: Van thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lực

    4. Đồng hồ áp suất

    Để kiểm soát và theo dõi áp suất trong hệ thống thủy lực, phát hiện các hiện tượng như: áp tăng đột ngột, tụt áp, mất áp... để kịp thời xử lý thì đồng hồ đo áp suất là phụ kiện hữu dụng nhất. Thiết bị này có hình tròn, với thang đo áp suất rõ ràng trên mặt số và được biểu thị bằng một con trỏ (kim chỉ số). 

    Mỗi một hệ thống sẽ sử dụng loại đồng hồ đo áp khác nhau và cần được tính toán theo đơn vị Psi, Bar, Kg/cm2. Vị trí lắp đồng hồ cũng sẽ quyết định đến việc hệ thống nên sử dụng loại đồng hồ nào. Một hệ thống thủy lực có thể có 1 hoặc nhiều đồng hồ áp suất.

    5. Khóa 

    Khóa thủy lực ít được sử dụng nên có thể khá xa lạ với mọi người. Bộ phần này chỉ phục vụ một mục đích duy nhất đó là cho phép dầu hoặc các chất lỏng thủy lực chỉ chảy theo một hướng. Điều này giúp ngăn dầu chảy ngược vào máy bơm và gây hư hỏng.

    Hình ảnh 1 loại khóa thủy lực
    Hình ảnh khóa thủy lực

    6. Đế van thủy lực

    Đế van thủy lực được gắn vào van tạo thành một khối liền, vững chắc, bất động giúp van có thể thực hiện hết chức năng và công dụng của mình. Là một khối hình chữ nhật được làm hoàn toàn bằng kim loại có lỗ để bắt vít và cho dầu đi qua. Chân đế càng lớn thì trọng lượng càng nặng.

    7. Kẹp ống thủy lực

    Kẹp ống thủy lực hay cùm thủy lực được thiết kế đặc biệt để kẹp các bộ phận cơ khí và kết cấu trong quá trình lắp đặt và định tuyến đường ống thủy lực trong hệ thống. Ngoài ra, phụ tùng thủy lực này cố định chặt thiết bị vào đường ống để đảm bảo an toàn, giảm rung và tiếng ồn.

    8. Gioăng phớt thủy lực

    Gioăng phớt thủy lực là phụ kiện có chức năng làm kín ngăn chặn sự rò rỉ gây thất thoát áp suất và lưu lượng, thường được lắp trong van, xi lanh, máy bơm, động cơ... Vì phải làm việc trong môi trường áp lực cao và có nhiệm vụ làm kín nên chất lượng của phụ kiện này cần phải được đảm bảo. Hiện nay có 2 loại phớt là kim loại và cao su.

    Đối với 1 xi lanh, có nhiều loại hình thức làm kín, chẳng hạn như: gioăng gạt bụi, phớt mặt bích đầu xi lanh thủy lực, phớt piston xi lanh thủy lực, phớt dẫn hướng, gioăng phớt quả xi lanh. Mỗi loại gioăng phớt sẽ có những đặc tính khác nhau về độ đáp ứng nhiệt độ, các chất hóa học, môi trường làm việc...

    Gioăng phớt thủy lực
    Gioăng phớt thủy lực

    10. Bộ lọc dầu thủy lực

    Bộ lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại và lọc các chất cặn, tạp chất, bụi bẩn trong dầu thủy lực trước khi về bình chứa. Các tạp chất này rất có hại cho hệ thống như có thể gây ra ăn mòn, tăng cọ xét, tắc nghẽn, tăng oxi hóa từ đó phát sinh nhiệt, xâm thực… Một hệ thống thủy lực có thể bố trí nhiều bộ lọc ở vị trí khác nhau.

    12. Thùng dầu 

    Thùng dầu, bể chứa dầu, bình chứa dầu... là loại phụ kiện thủy lực có chức năng chính là chứa và lưu trữ dầu thủy lực để cung cấp cho toàn hệ thống vận hành. Bên cạnh đó, phụ kiện này có thể là nơi làm mát, tản nhiệt cho dầu sau mỗi chu trình hoạt động.

    THB Việt Nam vừa giới thiệu đến bạn đọc các loại phụ kiên thủy lực cần biết để giúp hệ thống thủy lực hoạt động ổn đinh và có năng suất tốt nhất. Nếu cần mua các loại dụng cụ thủy lực như máy ép cos dùng pinmáy đột lỗ thủy lực hay có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại thông tin trên website này hoặc tại trang web: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để được hỗ trợ.

    389 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn