0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách bấm đầu cos dây điện và cách chọn đầu cos chi tiết nhất

thbvn.com 1 năm trước 1015 lượt xem

    Đầu cos dây điện là một bộ phận, linh kiện quan trọng và quen thuộc với những nhân viên trong ngành điện lực. Nhưng với những người mới học sửa chữa đường dây hay muốn tự sửa tại nhà thì chọn đầu cos và ép cos sao cho đúng là một vấn đề khó. Vì thế, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bấm cos dây điện chi tiết!

    Cách chọn đầu cos dây điện

    Với các thợ điện chuyên nghiệp, họ sẽ có sẵn các loại kìm như kìm điên, kìm cộng lực hay kìm bấm cos thủy lực để đáp ứng được các kích thước đầu cos khác nhau. Việc chọn đúng loài kìm bấm cos sẽ giúp bạn tăng hiệu quả công việc. Ví dụ như, kìm cộng lực thường dùng để bấm những loại cos lớn với dây điện 4.0; 6.0mm. Hay máy ép cos thủy lực có khả năng ép đến cos 400mm2. 

    Vì thế tùy vào từng yêu cầu của công việc, mà bạn cần chọn loại kìm và cos khác nhau. Cơ bản ta sẽ có 2 loại đầu cos là Cos tín hiệu và Cos cộng lực. Trong đó:

    Cos tín hiệu

    Được chia thành 2 loại

    • Cos đấu: bao gồm cos chỉa (Y;YF) và cos tròn (R;RF); cos pin (DBV; PTN; DBN; PTN)
    • Cos nối: cos xoắn (SP), cos đầu dù (CE), cos nối thẳng (SL)

    Loại đầu cos tín hiệu này thường được dùng trong các đường điện dân dụng, đồ gia dụng hay các loại máy móc điện tử...

    Tùy vào từng vị trí hệ thống điện sẽ chọn loại đầu cos phù hợp
    Chọn loại đầu cos phù hợp phụ thuộc từng vị trí hệ thống điện

    Cos động lực

    Ngược lại, đầu cos động lực lại thường được dùng trong hệ thống điện công nghiệp. Bao gồm:

    • Cos trung thế: thường dùng trên các đường điện trung thế. Các đường dây này sẽ được tren trên các cột bê tông ly tâm có chiều cao 9 - 12m. Được thiết kế thêm sứ đỡ và sứ treo cách điện.
    • Cos hạ thế: là loại đầu cos có tác dụng để tăng khả năng dẫn điện. giúp truyền điện giữa cáp điện với cáp điện hay giữa cáp điện với thiết bị điện.

    Với những loại đầu cos này, chắc chắn bạn phải sử dụng đến các loại kìm bấm cos thủy lực có khả năng ép mạnh mẽ.

    Đầu cos dùng trong hệ thống điện lưới công nghiệp
    Đầu cos dùng trong hệ thống điện lưới công nghiệp

    Cách chọn đầu cos dây điện thích hợp

    Có 3 nguyên tắc bạn cần tuân thủ như sau:

    1. Chắc chắn rằng các loại đầu cos dây điện phải làm bằng đồng đỏ hàm lượng trên 99,95%. Nếu là cos tín hiệu bạn có thể chọn loại được sản xuất từ đồng thau. Bạn nên mua và chọn loại đầu cos chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện, tránh cháy nổ.

    2. Tùy vào nhu cầu sử dụng như thế nào mà chọn hình dáng đầu cos phù hợp. Nắm chắc các thông số kỹ thuật của chúng.

    3. Đồng thời chọn đúng dây cáp điện thích hợp với đầu cos để giúp tăng sự truyền, dẫn điện của nó.

    Xem thêm: Nên mua kìm bấm cos loại nào tốt, phù hợp nhất?

    Hướng dẫn cách bấm cos dây điện chi tiết

    Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau để bấm đầu cos dây điện:

    • Đầu cos dây điện
    • Dây điện
    • Kìm cắt
    • Kìm bấm cos thủy lực, kìm cộng lực hay loại kìm bấm thích hợp
    • Kéo

    Tiến hành bấm đầu cos theo ví dụ sau. Ở đây mình có đầu cos 5.5mm và sử dụng loại dây mềm 6.0mm và sẽ chọn kìm bấm cos lớn để thao tác.

    Bước 1: Đo đầu cos với dây điện. Sau đó sử dụng dao cắt bỏ một phần vỏ ngoài dây điện bằng với đầu cos. 

    Dùng dao khứa 1 đoạn vỏ dây bên ngoài
    Dùng dao khứa 1 đoạn vỏ dây bên ngoài

    Khứa nhẹ một đường vào dây điện, sau đó dùng kìm rút dây hoặc tay tuốt phần vỏ ra. Lưu ý, cần cẩn thận để không cắt vào phần lõi trong của dây điện.

    Cắt bỏ đoạn dây
    Cắt bỏ đoạn dây

    Bước 2: Chọn đầu răng hay khuôn trên kìm bấm cos phù hợp để ép chặt đầu cos vào dây điện. Trong trường hợp này, đối với đầu cos 5.5 thì mình sẽ bấm 2 lần cho chắc.

    Đầu tiên, ta sẽ chọn răng 5.5. Sau đó dùng 2 tay để bóp chặt kìm. Tiếp tục chuyển qua răng 2.0 và ép lại lần nữa. Việc này sẽ giúp đầu cos được ép chắt và siết dây tốt hơn. 

    Ép chặt 2 lần giúp cos chắc chắn
    Ép chặt 2 lần giúp cos chắc chắn

    Sau khi bấm xong nhớ kiểm tra các đầu cos. Hãy đảm bảo rằng tất cả các sợi dây điện đều được nằm trong đầu cos, không bị lỗ ra ngoài.

    Đầu cos sau khi bấm xong
    Đầu cos sau khi bấm xong

    Bước 3: Dùng đây chụp hoặc dây co nhiệt để bọc chắc lại vị trí vừa bấm cos. Điều này vừa bảo vệ đầu cos tốt hờn vừa giúp dây điện trong thẩm mỹ hơn. Lưu ý, luồn đầu chụp vào dây điện sao cho phần lớn của đầu chụp hướng ra phí trước.

    Dùng đầu chụp hoặc dây co nhiệt để bọc lại
    Dùng đầu chụp hoặc dây co nhiệt để bọc đầu cos lại

    Tương tự, đối với đầu cos nhỏ 0.75 hoặc 0.5mm thì ta sẽ chọn kìm hoặc răng kìm nhỏ hơn, phù hợp với kích thước đầu cos.

    Chèn đầu cos muốn bấm vào răng thích hợp
    Chèn đầu cos muốn bấm vào răng thích hợp

    Nếu các đầu cos có kích thước lớn từ 6mm2 thì bạn nên sử dụng đến dụng cụ thủy lực để tuốt một phần nhỏ của dây. Sau đó, đưa đầu cos thích hợp vào và dùng kìm bấm cos thủy lực nhỏ để thực hiện ép đầu cos. Nếu như muốn sử dụng kìm cộng lực trong trường hợp này rất khó thao tác. Nên mình khuyên bạn nên dùng đúng loại máy ép thủy lực bằng tay để ép chặt đầu cos hơn.

    Đầu tiên, bạn cũng sử dụng dụng cụ thủy lực để tuốt một phần nhỏ ở đầu dây. Sau đó sẽ đưa vào cos 1.25mm rồi dùng kìm bấm cos thủy lực nhỏ để tiến hành. Không nên sử dụng kìm cộng lực lớn tại trường hợp này vì rất khó thao tác. 

    Giới thiệu một số kìm bấm cos thủy lực đáng mua

    Kìm ép cos thủy lực 70mm2 TLP HHY-70A

    Giá tham khảo: 750.000 đ

    Kìm thủy lực bấm cos TLP HHY-70A là loại kìm bấm cos được rất nhiều nhân viên kỹ thuật, thợ điện ưa chuộng sử dụng. Thiệt bị này có giá thành rẻ, dùng bền lại có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu công việc. Đầu cos có thể xoay 180 độ, kìm cầm tay nhỏ gọn nên người dùng có thể dễ dàng mang theo và thực hiện bấm cos cả ở những vị trí khó.

    Bộ sản phẩm kìm bấm cos thủy lực TLP HHY-70A
    Bộ sản phẩm kìm bấm cos thủy lực TLP HHY-70A

    Thông số kỹ thuật chi tiết của máy ép cos thủy lực bằng tay TLP HHY-70A:

    Lực ép 8 tấn
    Hành trình xi lanh 12mm
    Khả năng ép  6 - 70mm2
    Các đai kèm theo (mm2) 6, 10, 16, 25, 35, 50, 70
    Kiểu ép  Lục giác
    Trọng lượng 2,8kg

    Kìm ép cos thủy lực ZUPPER YQK-70

    Giá tham khảo: 1.100.000 đ

    Máy ép cos thủy lực ZUPPER YQK-70 là sản phẩm của hãng Zupper có khả năng ép các đầu cos trong phạm vi 4 - 70mm2. So với mã TLP trên, thì lực ép của ZUPPER YQK-70 thấp hơn nhưng lại có giá thành cao hơn do sản phẩm có thể ép được cả đầu cos 4mm2. Hơn nữa, kết cấu vật liệu và thiết kế của Zupper cũng được làm rất tốt.

    Máy ép thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70
    Máy ép cos thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70

    Thông số kỹ thuật của Máy ép thủy lực bằng tay ZUPPER YQK-70:

    Lực ép 45KN
    Hành trình xi lanh 11mm
    Chiều dài kìm 310mm
    Các đai kèm theo 4, 6, 8, 10, 16, 25, 35, 50, 70mm2 
    Kiểu ép  Lục giác
    Trọng lượng 1,8kg

    Vậy, thbvn.com vừa hướng dẫn cách chọn và cách bấm đầu cos dây điện chi tiết cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết trên đây có thể mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Bạn có đang có nhu cầu mua các loại kìm cầm tay, máy bấm cos dùng pin chính hãng với mức giá tốt? Truy cập ngay vào trang web maydochuyendung.com hoặc gọi tới hotline 0904810817 hoặc đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn, hỗ trợ thêm.

    Địa chỉ:

    • Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, HN.
    • 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11, TP. HCM
    1015 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn