Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng VOM
Đo thông mạch là công việc quen thuộc khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện. Vậy đo thông mạch là gì? Cách đo thông mạch như thế nào? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ gửi đến bạn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng VOM chi tiết, đúng kỹ thuật. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Đo thông mạch là gì?
Trước khi biết cách đo thông, chúng ta cần hiểu đo thông mạch là gì? Thông mạch được biết là dòng điện được chạy qua được dây điện hoặc thiết bị điện. Nếu dây kết nối bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền điện. Đồng thời ảnh hưởng đến các thiết bị điện, điện tử.
Vậy đo thông mạch để làm gì? Việc đo thông mạch là hành động kiểm tra thiết bị điện, điện tử có bị hỏng do thông mạch bị đứt kết nối không. Có thể hiểu đơn giản chính là đo thông mạch là việc kiểm tra các dây dẫn điện hay thiết bị có bị đứt ngầm hay không?
Nguyên lý đo thông mạch
Nguyên lý đo thông mạch như sau: Trong quy trình đo, dòng điện nhỏ sẽ được cấp cho toàn mạch. Kiểm tra thông mạch sẽ giúp biết được dòng điện có liên tục hay không. Từ đó sẽ biết được tình trạng của dây dẫn điện hay thiết bị điện .
Khi đồng hồ đo điện có thông báo bằng âm thanh tức là có thông mạch, biểu thị giá trị từ 0 - 50ohms. Trong khi, đồng hồ đo điện không có thông báo hoặc không đo được tức là không thông mạch.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng VOM
Khi nào cần đo thông mạch?
Có nhiều trường hợp cần đo thông mạch. Cụ thể như sau:
-
Kiểm tra chất lượng mối hàn: Đo thông mạch để kiểm tra chất lượng mối hàn. Từ đó giúp người đo biết được mối hàn có đảm bảo chất lượng hay không, có khả năng bắt chì để dẫn điện hay không thể dẫn điện.
-
Kiểm tra dây dẫn điện có bị đứt ở giữa hay không: Các dây dẫn điện như dây sạc, tai nghe, dây cáp… có thể bị đứt bên trong mà bạn khó có thể phát hiện ra được. Việc đo thông mạch sẽ giúp người dùng phát hiện và kiểm tra kịp thời lỗi này.
-
Kiểm tra tính thông mạch thiết bị: Việc đo thông mạch giúp hỗ trợ kiểm tra kết nối, xác minh mạch dẫn, thiết bị như cầu chì, bóng đèn, chuôi đèn…
Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Trên thị trường có hai loại đồng hồ vạn năng gồm đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim. Cả hai loại máy này đều có khả năng đo thông mạch. Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng số tương tự với đồng hồ vạn năng kim. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch dưới đây:
-
Bước 1: Chọn chế độ đo thông mạch cho đồng hồ vạn năng VOM. Thang đo thông mạch thường nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt. Màn hình của đồng hồ VOM sẽ hiển thị thông báo OL.
-
Bước 2: Cắm dây đo màu đen của đồng hồ vạn năng vào giắc COM. Tiếp tục cắm dây đo màu đỏ vào giắc VΩ.
-
Bước 3: Bạn đặt hai đầu đo vào hai đầu của dây cần đo. Lúc này, quá trình đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng VOM bắt đầu. Nếu mạch điện không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng "bíp". Còn nếu mạch bị đứt đồng hồ đo điện sẽ không kêu.
-
Bước 4: Kết thúc quá trình đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng. Tiến hành rút dây đo màu đỏ trước và dây màu đen sau. Tắt đồng hồ VOM để duy trì tuổi thọ cho pin.
Các lưu ý khi đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng
Khi đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng, người dùng cần lưu ý các thông tin sau:
-
Nên chọn những loại đồng hồ VOM có hỗ trợ chức năng đo thông mạch để có kết quả chính xác nhất.
-
Bảo quản máy sau khi sử dụng để đảm bảo tăng độ bền cũng như khả năng chính xác của thiết bị.
-
Nếu không cấp nguồn cho mạch điện của dây điện, dây kết nối, đồng hồ vạn năng vẫn sẽ có khả năng đo thông mạch tốt và đảm bảo tính chính xác, an toàn.
-
Đảm bảo đồng hồ vạn năng hoạt động bình thường trong quá trình kiểm tra.
Một số đồng hồ vạn năng đo thông mạch hiệu quả
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254
Giá tham khảo: 2.970.000 đồng (Mức giá có thể thay đổi theo thời gian)
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4254 là dòng đồng hồ vạn năng Hioki giá rẻ chất lượng được nhiều người yêu thích. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên người. Máy có nhiều chức năng đo khác nhau, có thể sử dụng thiết bị để đo thông mạch dễ dàng.
Đặc biệt, Hioki DT4254 được trang bị phương pháp đo True RMS cho kết quả đo nhanh và chuẩn xác. Máy có thể thực hiện đo điện áp DC 1700V, đo tần số 9,99 kHz…
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4255
Giá tham khảo: 3.980.000 (Mức giá có thể thay đổi theo thời gian)
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4255 cũng tương tự với đồng hồ vạn năng Hioki DT4254. Máy có thiết kế dạng cầm tay nhỏ gọn nên có thể ứng dụng sản phẩm ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau.
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4255 có thể đo điện áp DC từ 600mV đến 1000V , điện áp AC từ 6V đến 1000V. Ngoài ra, thiết bị còn đảm nhận các chức năng khác như kiểm tra AC hiện tại, kiểm tra kháng, điện dung, tần số và diode,... Bạn có thể dùng đồng hồ VOM này để đo thông mạch.
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Giá tham khảo: 1.138.000 đồng (Mức giá có thể thay đổi theo thời gian)
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 thuộc dòng đồng hồ vạn năng Kyoritsu của Nhật Bản. Máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn điện.
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 giúp bạn đo thông mạch nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, máy còn có thể đo được nhiều thông số cùng lúc như: đo điện áp AC, điện áp DC, điện trở Ω, kiểm tra diode,... Sản phẩm được nhiều người yêu thích và tin dùng.
Bài viết đã gửi đến bạn cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng chi tiết, cụ thể. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm đồng hồ vạn năng, vui lòng liên hệ Hotline 0904810817 - 0979244335 hoặc truy cập thbvn.com và maydochuyendung.com để được tư vấn cụ thể nhất nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn