Cách sử dụng máy đo độ dẫn điện đúng cách, dễ thực hiện
Bạn đang loay hoay không biết nên dùng máy đo độ dẫn điện như thế nào để đo chính xác nhất? Bạn mới bắt đầu sử dụng máy đo độ dẫn điện? Kỹ thuật viên của Thbvn.com sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ dẫn điện chi tiết và rất dễ thực hiện. Hãy theo dõi ngay.
Chuẩn bị trước kiểm tra
Trước khi tiến hành đo độ dẫn điện, sẽ cần kiểm tra máy chi tiết để đảm bảo không bị hỏng hóc. Những bước kiểm tra được thực hiện như sau:
Đầu tiên,cần kiểm tra máy đo dẫn điện vẫn còn đầy pin. Trường hợp hết pin hay pin yếu đều cần thay mới vì khi pin bị yếu rất có thể khiến kết quả đo không chính xác.

Tiếp theo, bạn tiến hành kiểm tra đầu đo không bị hỏng hóc, nút vỡ. Tiếp đó, vệ sinh đầu cảm biến bằng nước cất hoặc nước ion tinh để loại bỏ bụi bẩn hoặc dư lượng từ lần đo trước. Với trường hợp đầu đo bị bám cặn sẽ cần ngâm vào dung dịch vệ sinh điện cực chuyên dụng trong vài phút rồi rửa lại bằng nước cất.
Nếu máy đã được hiệu chuẩn trước đó sẽ không cần thực hiện hiệu chỉnh. Tuy nhiên, nếu máy chưa được hiệu chuẩn theo định kỳ nên tiến hành hiệu chuẩn máy. Các bước hiệu chỉnh sẽ hướng dẫn ở phần dưới.
Một lưu ý nhỏ nên sử dụng máy đo dẫn điện chính hãng cũng như các dòng máy đo nước khác để đảm bảo tuổi thọ cao, đặc biệt đo chính xác. Bạn có thể tham khảo một số dòng máy uy tín đang được dùng nhiều hiện nay như: máy đo độ dẫn điện hanna. máy đo ec total meter...
Cách sử dụng máy đo độ dẫn điện đơn giản
Tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ dẫn điện theo các bước chi tiết dưới đây.
Bước 1: Bật máy
Nhấn nút nguồn để bật máy. Sau đó, kiểm tra xem màn hình hiển thị có ổn định không, tránh trường hợp lỗi màn hình hoặc pin yếu gây sai số. Lưu ý, chọn loại đơn vị đo µS/cm hoặc mS/cm theo yêu cầu nếu máy có chức năng chọn đơn vị đo.
Bước 2: Nhúng đầu dò vào dung dịch cần đo
Đổ dung dịch cần đo vào cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa sạch (tránh dùng kim loại vì có thể ảnh hưởng đến kết quả đo). Tiếp đó, nhúng đầu dò vào dung dịch sao cho nó ngập hoàn toàn nhưng không chạm vào đáy hoặc thành cốc. Tiếp theo, lắc nhẹ bút đo để làm tan bọt khí bám ở đầu dò để tránh bị sai lệch kết quả.

Bước 3: Đọc và ghi kết quả
Bạn đợi vài giây để màn hình hiển thị kết quả ổn định. Sau đó đọc giá trị trên màn hình. Nếu máy có chức năng đo tổng chất rắn hòa tan (TDS), kết quả có thể hiển thị theo ppm (parts per million). Cuối cùng ghi lại kết quả nếu cần.
Bước 4: Vệ sinh và bảo quản
Tắt máy và rửa lại bằng nước cất hoặc dung dịch chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn bám trên đầu dò. Nếu có dung dịch bảo quản điện cực thì nhúng vào dung dịch rồi đóng nắp. Bảo quản máy ở nơi khô ráo, tránh mặt trời và môi trường ẩm ướt.
Xem thêm: Top 5 máy đo độ dẫn điện Hanna đo chính xác, bán chạy hiện nay
Hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện
Tiếp theo trong cách sử dụng máy đo độ dẫn điện, sẽ là hướng dẫn cách hiệu chuẩn máy. Bạn cần chú ý chỉ có thể hiệu chuẩn với các máy có chức năng tự hiệu chuẩn CAL. Các công đoạn tiến hành như sau:
Kiểm tra bên ngoài máy
Trước tiên, kiểm tra máy để đảm bảo máy không bị hỏng hóc, nút vỡ sau khi sử dụng. Phần đầu dò cũng không được bị hỏng hay bám cặn bẩn.
Tiến hành hiệu chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn
Dùng dung dịch hiệu chuẩn được đi kèm theo máy khi mua, nếu không có thì có thể mua bên ngoài. Các dung dịch hiệu chuẩn thường là 1413 µS/cm hoặc 12.88 mS/cm.

Bước 2: Thực hiện hiệu chuẩn
Bật máy và chọn chế độ hiệu chuẩn (CAL). Sau đó, nhúng đầu dò vào dung dịch và lắc nhẹ rồi để yên trong vài giây để máy báo kết quả. Bước này thực hiện như cách đo ở trên .
Bước 3: Xem kết quả
Nếu máy báo kết quả đúng theo chỉ số trên dung dịch tức là đã hiệu chuẩn thành công. Nếu kết quả không khớp cần hiệu chuẩn lại lần nước. Trong trường hiệu chuẩn nhiều lần vẫn không thành công cần mang máy đi kiểm tra để xem có lỗi gì không.
Xem thêm: Có cần hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện EC không?
Lưu ý khi sử dụng máy đo EC
Trong quá trình sử dụng máy đo độ dẫn điện EC sẽ cần phải luôn nắm rõ cách bước thực hiện. Đồng thời, bạn cũng cần tham khảo thêm một số lưu ý dưới đây để sử dụng máy hiệu quả hơn, tránh hỏng hóc.
Một số lưu ý khi sử dụng máy đo độ dẫn điện.
- Hiệu chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn theo định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
- Sau mỗi lần đo cần vệ sinh đầu dò sạch, tránh để bám cặn bẩn.
- Không đo trong dung dịch có nhiệt độ quá cao/thấp nếu máy không có chức năng bù nhiệt độ.
- Không để đầu dò tiếp xúc trực tiếp với không khí quá lâu sau khi rửa.
- Cất giữ nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và môi trường ẩm ướt.
Tổng hợp cách sử dụng máy đo độ dẫn điện từ các bước đo đến hiệu chuẩn chắc chắn sẽ giúp bạn dùng thiết bị hiệu quả cao, hạn chế được hỏng hóc. Chúc thành công!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn