0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Độ cứng của đá xây dựng là gì? Bảng tra độ cứng của đá xây dựng

thbvn.com 10/08/2024 60 lượt xem

    Độ cứng của đá xây dựng quyết định khả năng chịu lực, chống mài mòn và tuổi thọ của các công trình. Vậy độ cứng đá xây dựng là gì, được đo như thế nào? Hãy cùng thbvn.com tìm hiểu thông tin chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau đây nhé!

    Tìm hiểu độ cứng của đá xây dựng là gì?

    Độ cứng của đá xây dựng là một đặc tính vật lý biểu thị khả năng kháng lại trầy xước, chống mài mòn khi có tác động ngoại lực lên bề mặt đá. Tùy thuộc vào độ cứng, đá sẽ được ứng dụng cho các công trình khác nhau. Đá cứng thường dùng cho công trình chịu lực, trong khi đó, đá mềm thường dùng cho thiết kế và trang trí. Vì vậy, đây là thông số quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn vật liệu xây dựng công trình. 

    Đá cứng thường dùng cho công trình chịu lực
    Đá cứng thường dùng cho công trình chịu lực

    Xem thêm: Độ cứng là gì? Các phương pháp đo độ cứng phổ biến nhất

    Ảnh hưởng của độ cứng đá đến xây dựng

    Độ cứng của đá ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, chất lượng và tuổi thọ của các công trình xây dựng. Cụ thể:

    • Khả năng chịu lực: Một số công trình chịu tải trọng lớn như móng nhà, cột, dầm, cầu cống,... nếu không sử dụng các loại đá có độ cứng cao sẽ dễ bị sụt lỡ, không đảm bảo an toàn. 

    • Độ bền: Đá có độ cứng cao sẽ giúp công trình ít bị mài mòn, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết và hóa chất. 

    • Tính thẩm mỹ: Đá cứng thường khó gia công, đòi hỏi kỹ năng, công nghệ và thiết bị hiện đại. Do đó, trong các công trình thiết kế mang tính thẩm mỹ cao thường lựa chọn các loại đá có độ cứng thấp hơn. 

    Đá có độ cứng cao sẽ giúp công trình ít bị mài mòn
    Đá có độ cứng cao sẽ giúp công trình ít bị mài mòn

    Các phương pháp đo độ cứng của đá xây dựng

    Để đánh giá độ cứng của đá xây dựng và lựa chọn loại phù hợp cho công trình, người ta sử dụng các phương pháp đo khác nhau. Trong đó, 2 phương pháp phổ biến bao gồm sử dụng thang đo và máy đo độ cứng

    Sử dụng thang đo 

    Sử dụng thang đo độ cứng của đá khá đơn giản, dễ thực hiện và không cần thiết bị phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho kết quả ở mức tương đối, không có giá trị tuyệt đối. 

    Thang đo độ cứng Mohs
    Thang đo độ cứng Mohs

    Hiện nay, người ta thường sử dụng thang đo Mohs để đánh giá độ cứng của đá xây dựng. Thang đo này so sánh khả năng làm xước của vật liệu với nhau theo mức độ từ 1 đến 10. Loại đá có độ cứng cao hơn sẽ làm xước đá có độ cứng thấp hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thang đo khác như Vickers, Rockwell, Brinell,... 

    Sử dụng máy đo độ cứng

    Để đo chính xác độ cứng của đá xây dựng, bạn có thể lựa chọn cách đo bằng máy chuyên dụng. Khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị một mẫu đá được cắt và mài nhẵn, sau đó, điều chỉnh thông số theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cuối cùng, thực hiện đo đạc và ghi lại kết quả độ cứng của đá. Bạn có thể sử dụng một số máy đo độ cứng bán chạy hiện nay như: HT-225W+Brinell Huatec HBRV-187.5SMicro Vickers Huatec HV-2MDT,...

    Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng chi tiết, đúng kỹ thuật

    Bảng tra độ cứng của đá xây dựng theo thang Mohs

    Dưới đây là bảng đo độ cứng của đá xây dựng theo thang đo Mohs bạn có thể tham khảo:

    Loại đá Độ cứng Mohs (xấp xỉ)
    Đá hoa cương (Granite) 6-7
    Đá bazan (Basalt) 5-6
    Đá vôi (Limestone) 3-4
    Đá sa thạch (Sandstone) 5-7
    Đá phiến (Slate) 2-5
    Đá cẩm thạch (Marble) 3-4

    Trên đây là thông tin độ cứng của đá xây dựng mà thbvn.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua đây, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và ứng dụng hiệu quả vào công việc của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập website thbvietnam.com - maydochuyendung.com hoặc liên hệ ngay đến hotline 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn cụ thể!

    60 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn