Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng chi tiết, đúng kỹ thuật
Máy đo độ cứng được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất máy móc, cơ khí. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng máy đo độ cứng. Trong bài viết sau, Thbvn.com sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng chi tiết, đúng kỹ thuật. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng kim loại
Máy đo độ cứng có nhiều loại khác nhau. Bao gồm: máy đo độ cứng kim loại, máy đo độ cứng nhưa và cao su, máy đo độ cứng trái cây,... Phổ biến nhất là máy đo độ cứng kim loại và máy đo độ cứng nhựa, cao su. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng kim loại và máy đo độ cứng nhựa, cao su.
Cách dùng máy đo độ cứng kim loại cầm tay gồm các bước sau:
Bước 1: Bật/tắt nguồn
-
Bấm nút POWER / MENU để bật nguồn.
-
Để tắt nguồn, bạn nhấn nút POWER / MENU trong 3 giây khi “OFF” hiển thị trên màn hình.
Bước 2: Đặt hướng tác động và chọn vật liệu
-
Bạn nhấn nhả nút DIR để di chuyển con trỏ cho đến khi đạt được hướng mong muốn.
-
Tiếp theo, nhấn nhả nút MATE để chọn vật liệu mong muốn.
Bước 3: Chọn thang đo độ cứng
Nhấn nhả nút SCALE để chọn thang đo phù hợp với vật liệu cần đo.
Bước 4: Thiết lập số lần đo để tính trung bình
-
Nhấn giữ nút POWER / MENU khoảng 6 giây đến khi biểu tượng AVE xuất hiện.
-
Lần lượt nhấn nút RD/▲hoặc nút DEL/▼để chọn số lần đo để tính trung bình từ 2-9. Chọn 0 có nghĩa là không có giá trị trung bình.
-
Nhấn nút POWER/MENU để thoát khỏi thiết lập.
Bước 5: Quy trình đo
-
Dùng khối chuẩn để kiểm tra máy đo của bạn trước khi kiểm tra độ cứng của mẫu đo.
-
Đẩy ống nạp tải về phía vòng hỗ trợ để khóa thân tác động. Sau đó, giữ ống nạp tải và từ từ đưa nó trở lại vị trí ban đầu.
-
Giữ đầu đo giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn, giữ đầu đo trên phôi. Xin lưu ý: thiết bị va đập phải tỳ chắc chắn vào bề mặt và hướng va chạm phải vuông góc với bề mặt đo hoặc bạn có thể nhận được giá trị không thỏa mãn.
-
Nhấn nút phát hành trên đầu đo để thực hiện phép đo. Giá trị đo được hiển thị trên màn hình LCD.
-
Nếu kết quả kiểm tra nằm ngoài phạm vi đo, màn hình sẽ hiển thị E.
Lưu ý: Bài viết sử dụng máy đo độ cứng kim loại Total Meter HM-6560 để làm ví dụ minh họa.
Cách dùng máy đo độ cứng nhựa, cao su
Máy đo độ cứng cao su có nhiều thang đo nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người dùng. Để đo nhựa cứng thì chọn đúng thang đo nhựa cứng, để đo cao su thì chọn đúng thang đo của cao su. Khi mua sản phẩm, bạn sẽ nhận được bảng hướng dẫn chọn thang đo để chọn thang đo cho phù hợp.
Trước khi dùng máy đo độ cứng nhựa, bạn cần chú ý những điều sau:
-
Lấy giá trị trung bình của năm phép đo.
-
Chọn các vị trí khác nhau trên mẫu cho mỗi lần đo, cách xa ít nhất 0,25 “so với bất kỳ lần đo trước nào. Giữ các phép đo của bạn cách tất cả các cạnh ít nhất 0,5”.
-
Duy trì nhiệt độ mẫu ở khoảng 23 độ C trong một giờ trước khi thử nghiệm.
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng nhựa như sau:
-
Đặt mẫu vật trên bề mặt phẳng cứng, nằm ngang.
-
Để máy đo giữa hai tay trên mẫu vật sao cho đầu cảm ứng chạm vào mẫu.
-
Đẩy máy vuông góc xuống cho đến khi đầu đo tiếp xúc chắc chắn với mẫu.
-
Đọc kết quả đo hiển thị trên màn hình.
Xem thêm: Độ cứng kim loại là gì? Bảng xếp hạng độ cứng của kim loại
Những lưu ý khi sử dụng máy đo độ cứng
Trong quá trình sử dụng máy đo độ cứng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng máy.
-
Vệ sinh thiết bị sau khi dùng.
-
Bảo quản máy tại nơi khô ráo, thoáng mát.
-
Sau khi máy được sử dụng 1000 - 2000 lần, dùng bàn chải nylon được cung cấp theo máy để làm sạch ống dẫn hướng và thân tác động.
-
Khi đo, đảm bảo vật mẫu sạch, phẳng, nhẵn.
-
Thực hiện hiệu chuẩn và bảo dưỡng máy theo định kỳ.
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng chi tiết, đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn hoàn thành việc đo độ cứng nhanh, hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo độ cứng chính hãng, giá rẻ, vui lòng truy cập các website Maydochuyendung.com, https://thbvietnam.com hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn ngay nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn