0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Encoder là gì? Cách kiểm tra encoder sống hay chết chuẩn kỹ thuật

thbvn.com 15/05/2024 783 lượt xem

    Bạn đã từng nghe đến encoder và chưa biết về encoder là gì? Cấu tạo và cách encoder hoạt động ra sao. Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

    Encoder là gì?

    Encoder là một bộ mã hóa hay còn được nhắc đến là bộ cảm biến chuyển động cơ học. Bộ phận này có thể tạo ra tín hiệu kỹ thuật số nhằm đáp ứng với các chuyển động của máy móc. Vì thế đây là thiết bị cơ điện có thể chuyển tín hiệu đồng thành tín hiệu số hoặc tín hiệu xung.

    Encoder là gì?
    Encoder là gì?

    Encoder là bộ phận quan trọng của máy CNC với tác động đo và hiển thị các thông số vận hành của máy với 2 bộ mã hóa là encoder tuyến tính và encoder quay.

    Cấu tạo Encoder

    Encoder có cấu tạo đơn giản gồm có:

    • 1 Đĩa quay khoét lỗ gắn vào trục động cơ máy.
    • 1 đèn Led chiếu sáng khi làm việc.
    • 1 mắt thu quang điện thiết kế thẳng hàng.
    • 1 bảng mạch điện tử khuếch đại tín hiệu.
    Cấu tạo Encoder
    Cấu tạo Encoder

    Nguyên lý làm việc của encoder

    Khi encoder hoạt động thì bộ chuyển đổi sẽ biến sự chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tiếp đó tín hiệu được truyền đến tủ điều khiển PLC nhằm xử lý thông tin và hiển thị thông tin và giá trị cần đo bằng chương trình riêng.

    Trong trường hợp khi có ánh sáng chiếu vào hoặc không có ánh sáng thiết bị có thể thu nhận tín hiệu đèn Led có chiếu qua lỗ này hay không. Số xung đếm được tăng dần lên và được tính bằng số lần mà ánh sáng bị cắt.

    Các loại encoder phổ biến 

    Trên thị trường encoder được chia thành 2 kiểu chính là encoder tuyệt đối và encoder tương đối. Chi tiết từng loại encoder là gì?

    Encoder tuyệt đối: Dùng đĩa theo mã nhị phân hoặc mã gray gồm các bộ phận như bộ phát ánh sáng đèn led, đĩa mã hóa chứa dải tín hiệu, bộ thu ánh sáng và bộ phát ánh sáng. Trong đó đĩa mã hóa được làm từ chất liệu trong suốt chi thành các góc đều nhau. Dải băng là tập hợp của các nhân tố diện tích có cùng giới hạn bởi 2 vòng tròn đồng tâm.

    Encoder tương đối: Hiển thị tín hiệu tăng dần theo chu kỳ với cấu tạo khá giống với encoder tuyệt đối. ĐIểm khác biệt ở đĩa mã hóa có 1 dải băng tạo xung chia thành nhiều lỗ bằng nhau.

    Xem thêm: Mua ampe kìm giá rẻ ở đâu chính hãng, đáng tin cậy

    Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Để kiểm tra encoder còn sống hay chết thì phải dùng đến đồng hồ vạn năng và làm theo các bước sau:

    • Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng theo chế độ đo điện áp 1 chiều.
    • Bước 2: Chọn vào thang đo dòng DC và cấp nguồn cho encoder với điện áp vào 5V.
    • Bước 3: Sử dụng đầu đo của đồng hồ đo 
    Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
    Cách kiểm tra encoder sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Dùng đầu đo của đồng hồ để đo các pha A, pha B, pha C và xem kết quả. 

    Nếu mức điện áp trên các pha rơi vào khoảng 2.5V đến 3.5V, nghĩa là encoder hoạt động bình thường. Nếu kết quả đo quá thấp hoặc quá cao, tức là bộ cảm biến encoder đã bị hỏng, cần sửa chữa hoặc thay mới. 

    Cách đọc thông số encoder

    Đầu tiên bạn cần xác định encoder là trục dương hay trục âm, để gắn vào trục máy kéo. Đo đường kính trục bằng thước kẹp để có số chính xác. Sau đó, các bạn chú ý đến mã hàng và các thông tin trên thân Encoder. Đọc trực tiếp để xác định các thông số còn lại hoặc tải catalog theo mã hàng.

    Ví dụ: Ở đây mình có Encoder của KwangWoo, mã hàng KH40-8-1024ZO-1.

    Dựa vào mã hàng và tem dán, ta có thể xác định đường kính thân là 40mm, kích thước trục âm - phi 8mm, xung 1024, tín hiệu pha ABZ, ngõ ra dạng Open colector, điện áp cấp 5V~24V. Các thương hiệu encoder khác nhau cũng gần như có đầy đủ thông tin trên tem.

    Hoặc các bạn có thể dựa vào chữ viết tắt kèm với catalog như sau :

    • K: Hãng KwangWoo
    • H: Hollow shaft type – trục âm(trục lõi)
    • S: Shaft type – trục dương(trục lồi)
    • Số 40 là đường kính thân Encoder 40mm
    • Tiếp theo là đường kính trục encoder, ở đây là trục âm phi 8mm.
    • Ngoài ra có các dạng trục: phi 6mm, phi 30, phi 40,…
    • Resolution: Độ phân giải Encoder như 1024, 2048, hay 100, 300, 360, 600, 1000,…
    • Output signal: tín hiệu pha ngõ ra. Pha A, pha B, pha Z hay pha A/ B/ Z/
    • Output Form: mạch ngõ ra encoder, ta có 5 dạng mạch ngõ ra tương ứng Open Collector, Voltage Output, Totem pole, Complemental, Line Driver. Tham khảo bài viết 5 dạng ngõ ra Encoder nắm để rõ hơn.
    • Cable Length: chiều dài dây encoder, thường thì chiều dài dây để truyền tải tín hiệu ổn định tốt nhà sản xuất khuyến cáo là 1m. Chiều dài dây càng lớn thì tín hiệu sẽ không ổn định xung tín hiệu.

    Ngoài ra tùy vào động cơ sẽ có thêm pha U V W. Các bạn nên quan sát trên thân Encoder xem nhà sản xuất có liệt kê các pha ABZ này ra không. Khi chọn encoder cần quan tâm mạch ngõ ra Encoder để kết nối với biến tần hay PLC đang sử dụng.

    Ví dụ: biến tần Mitsubishi thì mạch ngõ ra là Line Driver, Complemental, biến tần Fuji mạch ngõ ra là Open Collector, Complemental, biến tần Yaskawa thì dựa vào card rời để chọn mạch ngõ ra tương ứng.

    Nếu bạn có nhu cầu muốn sở hữu các sản phẩm thiết bị đo chính xác chất lượng cao, hãy truy cập ngay Website: Thbvietnam.com - trang bán hàng trực tuyến của công ty THB Việt Nam. Hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0904 810 817 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết nhất! 

    Đồng hồ vạn năng Fluke 15B-MAX

    Đồng hồ vạn năng Fluke 15B-MAX

    Giá liên hệ

    Chức năng Dải đo Độ phân giải Độ chính xác

    Dải đo điện áp AC 6.000 V60.00 V600.0 V1000 V 0.001 V0.01 V0.1 V1 V 1.0 % + 3

    Dải đo điện áp mAC  600.0 mV 0.1 mV 3.0 % + 3

    Dải đo điện áp DC 6.000 V60.00 V600.0 V1000 V 0.001 V0.01 V0.1 V1 V 0.5 % + 3

    Dải đo

    Xem chi tiết
    783 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn