0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn hiệu chuẩn thước cặp đơn giản, chính xác

thbvn.com 25/07/2024 82 lượt xem

    Hiệu chuẩn thước cặp là việc làm cần thiết để kiểm tra và điều chỉnh độ chính xác của thước đo để đảm bảo kết quả đo lường chính xác.  Vậy hiệu chuẩn thước cặp như thế nào đảm bảo chính xác và đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thật chi tiết. 

    Phạm vi áp dụng hiệu chuẩn thước kẹp 

    Theo Tiêu chuẩn quốc tế, phạm vi áp dụng hiệu chuẩn thước kẹp được chia thành các phạm vi đo như sau: 

    • Về giới hạn thước đo: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000 mm.

    • Về giá trị trên thân thước chính và khoảng cách của mỗi vạch: đúng bằng 1 mm.

    • Về giá trị trên thân thước phụ: sẽ bằng độ chính xác của thước kẹp.

    • Về độ chính xác của thước sẽ bao gồm: 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm. 

    Phạm vi hiệu chuẩn thước cặp
    Phạm vi hiệu chuẩn thước cặp

    Điều kiện cần khi hiệu chuẩn thước cặp 

    Khi hiệu chuẩn thước cặp, người dùng cần đảm bảo đủ các điều kiện cần với các thông số cụ thể như nhiệt độ dao động trong khoảng 10-30 độ C, độ ẩm an toàn ở mức 50±15%RH.

    Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ các điều kiện hiệu chuẩn thước cặp, thiết bị đo cần phải được lau sạch bằng các dung dịch làm sạch như xăng công nhiệp hay dung môi tương đương. Người dùng cần đặt thước cặp thật chuẩn trong điều kiện hiệu chuẩn nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ. 

    Hiệu chuẩn thước cặp cần có các điều kiện cần thiết
    Hiệu chuẩn thước cặp cần có các điều kiện cần thiết 

    Xem thêm: Khám phá thước cặp là gì? Cấu tạo và công dụng của thước cặp

    Quy trình hiệu chuẩn thước cặp đơn giản 

    Thước cặp là thiết bị đo cơ khí có 2 loại: thước cặp điện tử và thước cặp cơ khí với quy trình hiệu chuẩn khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn quy trình thước cặp cụ thể, áp dụng cho mỗi loại thước: 

    Kiểm tra bên ngoài 

    Để kiểm tra chất lượng bên ngoài của thước cặp, người dùng cần thực hiện kiểm tra bằng cách sử dụng mắt thường hoặc kính lúp. 

    Cụ thể, đối với thước cặp cơ khí, mặt đo của thước không có vết xước, gỉ set hay hư hỏng khác. Các vạch khắc trên thang thước phải rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép thước. Các chỉ số về giá trị độ chia và ký hiệu cơ sở chế tạo phải được ghi rõ trên thước cặp. Với thước cặp điện tử, các chữ số trên mặt thước phải hiển thị rõ ràng, không đứt nét. 

    Thực hiện kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật của thước cặp.
    Thực hiện kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật của thước cặp.

    Kiểm tra kỹ thuật 

    Ở khâu kiểm tra này phải được thực hiện bởi các chuyên viên hiệu chuẩn. Đối với thước cặp điện tử, các bộ phận hiển thị phải làm việc bình thường, không xảy ra các sự cố về kỹ thuật. 

    Quy trình kiểm tra kỹ thuật ở thước cặp cơ khí phức tạp hơn. Người dùng phải kiểm tra khung trượt và khung điều chỉnh tế sao cho 2 bộ phận này phải di chuyển nhẹ nhàng trên toàn phạm vi đo của thước. Phần vít hãm phải được giữ chặt ở khung trượt trên thước chỉnh, đảm bảo vít hãm khe sáng giữa 2 mỏ đo được giữ nguyên. 

    Kiểm tra khung trượt, vít hãm và các phím chức năng của thước
    Kiểm tra khung trượt, vít hãm và các phím chức năng của thước

    Kiểm tra đo lường 

    Kiểm tra số chỉ của thước 

    Nếu sử dụng thước cặp đo ngoài, người dùng đặt mẫu sao cho mẫu ở giữa hai mặt đo, đo tại 3 vị trí theo chiều dài của mặt đo và ghi chỉ số tương ứng của thước cặp với kích thước chuẩn của căn mẫu. 

    Với thước cặp đo trong, người dùng sử dụng căn mẫu và bộ giá căn mẫu để tạo kích thước bên trong hoặc vòng chuẩn của kính thước tương ứng với kích thước cần kiểm tra trên thước. Tiếp đó, sử dụng mỏ đo trong để đo kích thước ở hai vị trí đầu và cuối của mỏ đo trong. Ghi số chỉ tương ứng với kích thước cần kiểm tra.

    Kiểm tra khả năng đo ngoài của thước kẹp
    Kiểm tra khả năng đo ngoài của thước kẹp

    Kiểm tra độ phẳng của mặt đo

    Để kiểm tra độ phẳng của mặt đo, người dùng sử dụng thước tóc đặt ở chiều dài và đường chéo của mặt đo kết hợp quan sát khe sáng giữa thước tóc với mặt đo. Tiến hành so sánh, ghi kích thước của khe sáng mẫu tương ứng. 

    Kiểm tra độ song song của mặt đo 

    Đối với thước cặp đo ngoài, sử dụng căn mẫu có kích thước 5mm kẹp vào giữa mặt đo, siết chặt vít hãm. Sau đó lấy căn mẫu ra, dùng nhiều đũa có kích thước khác nhua để kiểm tra khoảng cách giữa hai mặt đo ở vị trí đầu và cuối. Nếu hiệu chuẩn giữa kích thước của hai đũa đo tại hai vị trí bằng 0 thì hai mặt đo đều song song với nhau. 

    Kiểm tra độ song song của mỏ đo trong
    Kiểm tra độ song song của mỏ đo trong

    Đối với thước cặp đo trong, dùng thước vặn đo kích thước của mỏ đo trong tại hai vị trí theo chiều dài của nó. Độ song song của mặt đo trong chính là hiệu số giữa số đo lớn nhất và nhỏ nhất tại hai vị trí là độ song song của mỏ. Sau khi hoàn thành các quy trình hiệu chuẩn, thước cặp sẽ được dán tem và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn kèm theo thông váo kết quả tiêu chuẩn với thời gian 1 năm.

    Kiểm tra vị trí “0” 

    Sử dụng kính lúp hoặc quan sát bằng mắt thường để quan sát khe sáng bởi hai mỏ đo, rồi so sánh với khe sáng mẫu. Sau đó, ghi kích thước khe mẫu tương mẫu. 

    Trên đây là những hướng dẫn về hiệu chuẩn thước cặp đơn giản và chính xác nhất do THB Việt Nam thực hiện. Qúy khách có nhu cầu mua thước cặp chính hãng tại THB Việt Nam có thể liên hệ qua hotline: 0904810817 hoặc 0979244335 hoặc truy cập 2 website: maydochuyendung.com, thbvietnam.com để nhận hỗ trợ nhanh nhất. 

    82 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn