0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại

thbvn.com 11/04/2023 549 lượt xem

    Kích thủy lực là một dụng cụ rất quen thuộc đối với những người trong ngành công nghiệp cơ khí hay sửa chữa ô tô, máy móc hạng nặng. Đôi khi có thể bạn đã gặp qua rồi những không biết tên của thiết bị này. Hoặc bạn đang cần nó nhưng không biết nên chọn loại nào trong các loại kích thủy lực hiện nay. Cùng tìm THB tìm hiểu kích thủy lực là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động kích thủy lực và những loại kích phổ biến hiện nay dùng cho mục đích gì nhé!

    Kích thủy lực là gì?

    Kích thủy lực hay còn được gọi với những cái tên khác như con đội thủy lực, kích con đội thủy lực hay xilanh thủy lực...  Trong tiếng anh, bạn có thể gọi nó là “hydraulic cylinder” hoặc “hydraulic jack”. Đây là thiết bị ứng dụng nguyên lý truyền lực trong chất lỏng thông qua 2 xilanh để tạo một lực nâng mạnh mẽ mà sức người không thể làm được. Lực nâng của kích có thể lến đến 200 tấn tùy vào thiết kế của hãng sản xuất. 

    Kích thủy lực là gì? 
    Kích thủy lực là gì? 

    Thiết bị này thường có thiết kế nhỏ gọn và khá nhẹ, nhưng có thể nâng được các loại máy móc hạng nặng, ô tô hay các vật thể có trọng tải lớn từ 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn... 200 tấn. Vì thế, kích thủy lực thường xuyên được ứng dụng trong các khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng sản xuất cơ khí, gara sửa chữa ô tô...

    Cấu tạo của con đội thủy lực

    Hầu hết các loại kích thủy lực hiện này gồm có 5 phần chính: khóa, van, xilanh, bể chứa dầu thủy lực và và hệ thống sinh lực. Mỗi bộ phận sẽ có chức năng riêng, cụ thể:

    • Bể chứa dầu thủy lực hay còn gọi là bình chứa dung môi, bình chứa chất lỏng công tác, đây là nơi để lưu trữ chât lỏng công tác (thường là dầu) bên trong thân kích. 
    • Van hay van điều khiển của kích thủy lực dùng để đóng hoặc mở giúp nối thông chất lỏng truyền đến cho 2 xilanh.
    • Khóa của kích thủy lực dùng để khóa chết chiều cao nâng của kích ở một vị trí cố định.
    • Xilanh bao gồm 2 xilanh kết hợp với piston chịu lực tác động chính và đẩy vật lên.
    • Hệ thống sinh lực là nơi mà con đội thủy lực nhận lực đầu vào, chính là các loại bơm thủy lực.

    Các loại kích thủy lực phổ biến

    Theo lực nâng của kích

    Theo lực nâng của con đội, ta có thể chia thành các loại kích có trọng tải tối đa: 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn... 200 tấn. Với những người mua kích thủy lực để sửa chữa ô tô thì dạng kích 2 tấn, 5 tấn và 10 tấn là phù hợp nhất.

    Có rât nhiều loại kích thủy lực chia theo tải trọng
    Có rât nhiều loại kích thủy lực chia theo tải trọng

    Theo chiều nâng 

    Bào gồm 2 loại kích là: 

    • Con đội nâng 1 chiều: đây là loại kích có chiều nâng theo phương thẳng đứng. Loại này có thiết kế khá đơn giản và thường chỉ nâng được những trọng tải nhỏ.
    • Con đội thủy lực 2 chiều hay còn gọi là kích thủy lực nằm ngang vì loại kích này có thể nâng theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang đều được.

    Xem thêm: Phân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lực

    Theo thiết kế của bơm thủy lực

    Bạn có thể chia thành 2 loại chính như sau:

    • Con đội thủy lực có tích hợp sẵn bơm thủy lực và loại có bơm thủy lực rời.
    • Con đội sử dụng bơm tay thủy lực hoặc loại sử dụng bơm điện.

    Vì thế ta sẽ có các loại kích thủy lực như: kích thủy lực bơm tay rời, kích bơm điện rời, kích thủy lực tích hợp sẵn bơm tay. Gần như không có loại con đội thủy lực tích hợp sẵn bơm điện do kết cấu khá phức tạp.

    Theo sự khác biệt về chức năng, đặc điểm

    • Con đội thường: đây là loại có cấu tạo đơn giản và chức năng chỉ để nâng hạ vật nặng. Loại kích này thường có lực đẩy tối đa từ 10 đến 200 tấn với chiều cao nâng từ 153cm - 406cm.
    • Con đội lùn: là loại kích tương tự loại trên nhưng có chiều cao nâng tối đa và kích thước bên ngoài ngắn hơn. Trong đó, độ cao tối đa thường từ 48mm - 165mm.
    • Kích rỗng tâm: bên cạnh chức năng nâng hạ vật nặng thì loại kích này còn có thể dùng để kéo, căng cáp, bu lông neo, vít buộc… 
    • Kích cá sấu: loại kích này có thêm bánh xe và nàm sát mặt đất giúp người dùng có thể chui xuống gầm. Thường được sử dụng trong các gara sửa chữa ô tô.
    • Con rùa đẩy hàng: hay còn gọi là con rùa lăn có cấu tạo khá tương tự kích thủy lực nhưng có thêm bánh xe và chỉ dùng để đẩy, chở hàng hóa. Bạn có thể tham khảo con rùa lăn: CRA-12CRA-6...
    • Con đội móc: là loại kích có thể móc vật từ dưới đất lên.

    Nguyên lý hoạt động kích thủy lực

    Giống như các loại dụng cụ thủy lực khác, kích thủy lực có nguyên lý hoạt đọng dựa trên định luật Pascal. Tức là sử dụng nguyên lý truyền lực nguyên vẹn trong chất lỏng để tạo ra một lực đẩy lớn hơn. Cụ thể như sau:

    Nguyên lý hoạt động kích thủy lực
    Nguyên lý hoạt động kích thủy lực
    • Cơ chế đẩy lên: Đầu tiên, ta mở van điều khiển để nối thông 2 xi lanh với nhau. Dùng bơm thủy lực tác động một lực F1 vào xi lanh (2) có diện tích bề mặt S1, xi lanh đẩy xuống 1 đoạn L1. Trong bình chứa kín, lực được truyền đến mọi điểm trong chất lỏng các động lên bề mặt S2 > S1 của xilanh (6) giúp nó đẩy lên một đoạn L2 với một lực F2 > F1. Để giữ nguyên chiều cao nâng, bạn chỉ cần khóa (5) lại.
    • Cơ chế hạ xuống: Để hạ kích thủy lực xuống, bạn chỉ cần mở khóa (5), xilanh (6) sẽ tự động lùi về một đoạn. Nếu muốn trở về vị trí ban đầu bạn chỉ cần dùng tay ấn nhẹ piston xuống.

    Hy vọng thông qua bài viết này, THB đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kích thủy lực là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó cũng như các loại kích thủy lực phổ biến hiện nay. 

    Bạn đang có nhu cầu mua dụng cụ thủy lực chính hãng như máy uốn ống thủy lựckìm cắt cáp,... chất lượng, uy tín? Truy cập ngay vào website maydochuyendung.com, thbvn.comhoặc gọi ngay cho hotline 0904810817 để được nhân viên tư vấn miễn phí tốt nhất!

    549 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn