0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Kính hiển vi điện tử truyền qua là gì? Những ai nên sử dụng?

thbvn.com 10 tháng trước 221 lượt xem

    Kính hiển vi điện tử truyền qua TEM được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu với chức năng quan sát cận cảnh cấu trúc bên trong vật mẫu một cách chi tiết. Vậy kính hiển vi điện tử truyền qua là gì? Những ai nên sử dụng? Để trả lời cho các câu hỏi trên các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

    Kính hiển vi điện tử truyền qua là gì?

    Kính hiển vi điện tử truyền qua hay còn gọi là TEM (Transmission electron microscopy), đây là một trong những dòng kính hiển vi điện tử sử dụng chùm điện tử electron có năng lượng cao truyền trực tiếp qua mẫu vật mỏng.

    Kính hiển vi TEM khi truyền qua vật mẫu sử dụng các thấu kính để thu thập các tia truyền tạo ra hình ảnh có độ phóng đại lớn về chi tiết cấu trúc bên trong của mẫu vật. Hình ảnh kính hiển vi điện tử truyền qua tạo ra có độ phân giải và rõ nét rất cao được ghi lại bằng máy kỹ thuật số, màn huỳnh quang hay film quang học giúp người dùng có thể dễ dàng quan sát cấu trúc chi tiết của vật mẫu. 

    Kính hiển vi điện tử truyền TEM là gì ?
    Kính hiển vi điện tử truyền TEM là gì ?

     

    Các loại kính hiển vi điện tử truyền qua TEM

    Kính hiển vi điện tử truyền qua TEM chia làm 3 loại chính dưới đây:

    • Kính hiển vi điện tử  CTEM: Đây là kính hiển vi điện tử truyền qua dạng truyền thống cơ bản, hoạt động bằng cách sử dụng chùm tia điện tử electron song song truyền trực tiếp qua mẫu vật để tạo ảnh giúp người dùng quan sát cấu trúc chi tiết mẫu vật.
    • Kính hiển vi điện tử STEM: Đây thuộc loại kính hiển vi điện tử truyền qua quét, kính hiển vi quét thường sử dụng chùm tia điện tử được hội tụ thành chùm hẹp và quét qua vật mẫu.
    • Kính hiển vi điện tử ETEM: Là một loại kính hiển vi điện tử truyền môi trường, kính hiển vi điện tử truyền qua một môi trường chứa khí có thể tạo ra các môi trường phản ứng lại với mẫu vật.

    Xem thêmKính hiển vi điện tử quét SEM là gì? Nguyên lý, cấu tạo và ứng dụng

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kính hiển vi TEM

    Cấu tạo kính hiển vi TEM

    Kính hiển vi điện tử TEM bao gồm các bộ phận chính là:

    Cấu tạo kính hiển vi điện tử truyền qua
    Cấu tạo kính hiển vi điện tử truyền qua
    • Nguồn điện tử 
    • Cột kính: Súng điện tử, tụ kính
    • Hệ thống thấu kính: Vật kính, kính phóng, thấu kính trung gian, thấu kính quan sát, thấu kính nhiễu xạ
    • Thấu kính máy chiếu
    • Khẩu độ: Khẩu độ sử dụng vùng nhiễu xạ, khẩu độ ngưng tụ
    • Cổng mẫu vật
    • Mẫu
    • Buồng đặt mẫu
    • Buồng quan sát
    • Hệ thống lưu trữ hình ảnh
    • Màn huỳnh quang

    Nguyên lý hoạt động 

    Kính hiển vi điện tử truyền hoạt động dựa trên các điện tử xuất phát từ súng điện tử rồi đi qua thấu kính ngưng tụ, sau đó truyền trực tiếp vào mẫu vật cần phân tích để thu thập các tia truyền để tạo ảnh, ảnh phóng đại được tạo hệ thống vật kính. Trong hoạt động của kinh hiển vi truyền hệ thống thấu kính có vai trò khác nhau:

    Cấu trúc hoạt động của kính hiển vi truyền TEM
    Cấu trúc hoạt động của kính hiển vi truyền TEM
    • Hệ thấu kính hội tụ: Thấu kính hội tụ sẽ đóng vai trò tập hợp các chùm tia điện tử tụ thành chùm hội tụ hẹp hoặc song song.
    • Vật kính: Có chức năng lấy nét, làm rõ ảnh khi các điện tử truyền qua. 
    • Thấu kính phóng đại: Đây là thấu kính có thể phóng đại ảnh. 
    • Thấu kính nhiễu xạ: Hội tụ chùm tia nhiễu xạ và tạo ra ảnh nhiễu xạ điện tử. 
    • Hệ lăng kính và thấu kính: nhằm chuyển hướng đi của điện tử để điều khiển ảnh trong quá trình phân tích mẫu vật.
    Hình ảnh kính hiển vi truyền TEM tạo ra
    Hình ảnh kính hiển vi truyền TEM tạo ra

    Kính hiển vi truyền TEM tạo ảnh chủ yếu phụ thuộc trên nguyên lý cơ chế quang học thông thường. Tuy nhiên chất lượng hay độ tương phản của ảnh dựa trên chế độ ghi ảnh và khả năng tán xạ điện tử. Súng phát xạ điện tử của kính hiển vi TEM gồm súng phát xạ nhiệt và súng phát xạ trường.

    Xem thêmCác loại kính hiển vi được chuyên gia tin dùng nhất hiện nay

    Kính hiển vi điện tử truyền qua có tốt không, phù hợp với ai?

    Kính hiển vi điện tử truyền qua sự tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật để người dùng có thể quan sát chi tiết cấu trúc bên trong vật rắn để dễ dàng phân tích, vì thế các mẫu vật chuẩn bị phải mỏng hơn 100nm mới có thể cho ra được kết quả chính xác và rõ nét. 

    Kính hiển vi TEM do hệ thống chân không và chùm điện tử vận hành năng lượng cao nên kính hiển vi điện tử truyền đòi hỏi được vận hành và hoạt động bên trong một phòng thí nghiệm riêng có đầy đủ tiêu chuẩn từ độ sạch, độ ẩm hay độ rung hay điện áp đều phải thật đúng chuẩn. 

    Kính hiển vi điện tử thường dành cho nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
    Kính hiển vi điện tử thường dành cho nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

    Kính hiển vi TEM rất thường được sử dụng cho các công việc yêu cầu cao về độ chính xác của kết quả như các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực cao cấp, các chuyên gia điều chế, phân tích và tìm ra các chất. 

    Trên đây chúng tôi vừa cung cấp chi tiết cho các bạn cấu trúc chi tiết về kính hiển vi điện tử truyền qua TEM. Hy vọng sau bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của kính hiển vi điện tử truyền. Nếu bạn đang trong lĩnh vực nghiên cứu và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua website maydochuyendung.com hoặc thbvietnam.com theo hotline 0904 810 817 ( Hà Nội) / 0979 244 335 ( TP HCM ) để được tư vấn một cách chi tiết nhé.

    221 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn