Máy đo pH có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?
Máy đo pH là thiết bị quan trọng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, môi trường và công nghiệp…Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo máy đo pH và nguyên lý hoạt động của thiết bị này để sử dụng đúng cách và đạt độ chính xác cao nhất. Vì vậy, trong bài viết này, Thbvn.com sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về máy đo pH và gợi ý một số sản phẩm đáng mua trên thị trường hiện nay. Hãy theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Cấu tạo máy đo pH
Máy đo pH được thiết kế để đo độ axit hoặc bazơ của dung dịch thông qua điện cực cảm biến. Một thiết bị tiêu chuẩn thường bao gồm các bộ phận chính sau:
Đầu dò
Đầu dò hay điện cực pH, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dung dịch để đo nồng độ axit hoặc bazơ. Điện cực pH hoạt động dựa trên nguyên lý điện hóa, thường bao gồm hai phần chính:
-
Điện cực thủy tinh cảm biến pH: Là bộ phận quan trọng nhất, chứa một màng thủy tinh nhạy cảm với ion H⁺ trong dung dịch. Khi tiếp xúc với dung dịch, điện cực này tạo ra một điện thế thay đổi theo độ pH của mẫu đo.
-
Điện cực tham chiếu: Chứa dung dịch điện phân ổn định (thường là KCl), có nhiệm vụ tạo ra một điện thế cố định để so sánh với điện thế của điện cực cảm biến.

Hai điện cực này kết hợp giúp tạo ra một tín hiệu điện tương ứng với giá trị pH của dung dịch cần đo. Tín hiệu này sẽ truyền tới đồng hồ đo để hiển thị kết quả đo nồng độ pH.
Đồng hồ đo
Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu điện từ đầu dò, xử lý và hiển thị kết quả pH. Nếu thiết bị sử dụng đồng hồ điện thì nồng độ chính xác sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình.
Xem thêm: Tìm hiểu về các dụng cụ đo độ pH của nước phổ biến hiện nay
Nguyên lý máy đo pH hoạt động
Máy đo pH hay bút đo pH đều hoạt động dựa trên nguyên lý điện hóa, sử dụng điện cực pH để đo sự chênh lệch điện thế giữa dung dịch thử nghiệm và dung dịch tham chiếu. Khi đầu dò tiếp xúc với dung dịch, màng thủy tinh nhạy cảm sẽ phản ứng với ion H⁺, tạo ra một điện thế thay đổi theo nồng độ ion này.

Điện thế đo được sẽ so sánh với điện cực tham chiếu và chuyển đổi thành giá trị pH dựa trên phương trình Nernst. Kết quả đo sau đó được hiển thị trên màn hình, một số máy còn có chức năng bù trừ nhiệt độ (ATC) để đảm bảo độ chính xác.
Theo đó, nước có tính axit nếu nồng độ pH đo được <7, nước có tính kiềm hoặc bazo thì điện tích H- càng cao, độ pH đo được sẽ >7. Nếu độ pH đo được bằng 7 thì mẫu có tính trung hòa.
Gợi ý một số máy đo pH nên mua hiện nay
Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn máy đo pH nào phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình thì dưới đây là một số gợi ý từ Thbvn.com bạn có thể tham khảo:
Sản phẩm | Giá tham khảo | Thông số kỹ thuật |
Bút đo pH Total Meter P-4 | 165.000₫ | Dải đo: 0,00-14,00 pH Độ phân giải: 0,1 pH Độ chính xác: ± 0,02 pH |
Bút đo pH/Nhiệt độ Total Meter P-3 | 650.000₫ | Dải đo: 0,0- 1 4,00 pH; Nhiệt độ: 0-60 ℃ (32-140 ℉) Độ phân giải: 0,01 pH / 0,1 ℃ / 0,1 Độ chính xác: ± 0,01pH / ± 0,5 |
Máy đo pH để bàn Total Meter PHS-550 | 3.250.000₫ | Dải đo: 0.00 ~ 14.00 pH Độ phân giải: 0.01pH Độ chính xác : ± 0.01pH |
Máy đo pH/Nhiệt độ Hanna HI98165 | 20.760.300₫ | Thang đo: -2.0 to 20.0 pH; -2.00 to 20.00 pH; -2.000 to 20.000 pH Độ phân giải: 0.1 pH; 0.01 pH; 0.001 pH Độ chính xác: ± 0.1; ±0.002 pH |
Máy đo pH Total Meter PH-201 | 2.500.000₫ | Dải đo: pH (0 ~ 14.00) Độ phân giải: 0.01 pH Độ chính xác: ± 0.1% + 2digits |
Xem thêm: Nên mua máy đo độ pH ở đâu chính hãng, giá tốt?
Như vậy, Thbvn.com đã giúp bạn giải đáp chi tiết cấu tạo máy đo pH và nguyên lý hoạt động của thiết bị này. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để sử dụng máy cho độ chính xác cao nhất!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn