0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Nghị định xử phạt vi phạm nồng độ cồn giao thông đường thủy mới nhất

thbvn.com 26/10/2024 53 lượt xem

    Nghị định xử phạt giao thông đường thủy mới nhất đã được ban hành nhằm tăng cường an toàn và trật tự trong lĩnh vực giao thông này. Những quy định chặt chẽ không chỉ nhằm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm mà còn nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin tổng quan về nghị định và mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đường thủy. Hãy theo dõi nhé! 

    Thông tin về nghị định xử phạt giao thông đường thủy

    Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2021, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Nghị định ra đời nhằm tăng cường quản lý và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Nghị định này quy định rõ ràng các hành vi vi phạm, mức xử phạt, và thẩm quyền xử lý của các cơ quan chức năng.

    Nghị định xử phạt giao thông đường thủy quy định nhiều tính huống, đối tượng cụ thể
    Nghị định xử phạt giao thông đường thủy quy định nhiều tính huống, đối tượng cụ thể 

    Các hành vi như điều khiển phương tiện không có giấy phép, không chấp hành quy định về an toàn, hoặc vi phạm quy tắc giao thông đường thủy bao gồm vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Mức phạt tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể từ cảnh cáo đến phạt tiền, tạm giữ phương tiện hoặc tước quyền sử dụng giấy phép. Nghị định còn nhấn mạnh vai trò của việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy, nhằm giảm thiểu tai nạn và bảo đảm an toàn cho hành khách và phương tiện.

    Mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đường thủy

    Căn cứ theo Nghị định 139/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, quy định đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn cụ thể như sau:

    • Thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm a khoản 3 điều 21). 
    • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở (điểm b khoản 3 điều 21). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 1 tháng đến 2 tháng (điểm a khoản 4 điều 21). 
    • Thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng (điểm c khoản 3 điều 21). Không chỉ vậy, người vi phạm còn phải chịu hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 2 tháng đến 4 tháng (điểm b khoản 4 điều 21).
    Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đường thủy chia theo từng mức
    Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đường thủy chia theo từng mức

    Xem thêm: Nồng độ cồn là gì? Cách tính nồng độ cồn trong khí thở chính xác

    So sánh mức phạt vi phạm nồng độ cồn giao thông đường thủy với đường bộ

    Việc so sánh mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong giao thông đường thủy và đường bộ cho thấy sự khác biệt đáng kể về hình thức xử phạt. Dưới đây là so sánh cụ thể:

    Mức vi phạm Đường thủy (Nghị định 139/2021/NĐ-CP) Đường bộ (Nghị định 100/2019, sửa đổi bổ sung  Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
    Nồng độ cồn không vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở Phạt tiền tối thiểu 3.000.000 đồng và tối đa 5.000.000 đồng. Phạt tiền tối thiểu 80.000 đồng và tối đa 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10 tháng - 12 tháng. 
    Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở Xử phạt hành chính thấp nhất 5.000.000 đồng và cao nhất 10.000.000 đồng. Tước giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ 1 đến 2 tháng. Phạt hành chính thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16 tháng  - 18 tháng. 
    Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở Phạt tiền mức thấp nhất là 20.000.000 đồng và cao nhất là 35.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn từ 2 tháng - 4 tháng.  Phạt tiền mức thấp nhất là 400.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22  - 24 tháng. 

    Qua so sánh trên có thể thấy, mức phạt tối thiểu trong quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn ở đường thủy cao hơn so với đường bộ. Tuy nhiên, mức phạt tối đa trong giao thông đường bộ lại cao hơn giao thông đường thủy. Ngoài ra, cả giao thông đường bộ và đường thủy đều áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy tờ chuyên môn hoặc giấy phép lái xe, nhưng thời gian tước quyền về giấy tờ ở đường bộ dài hơn.

    Như vậy, trong bài viết này, thbvn.com đã cung cấp đầy đủ về nghị định xử phạt vi phạm nồng độ cồn giao thông đường thủy mới nhất. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người khi tham gia giao thông đường thủy, bạn nên sử dụng các dòng máy kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở. Việc đo nồng độ cồn trước khi điều khiển phương tiện không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn bảo vệ tính mạng và an toàn cho bản thân cũng như người khác.

    Bạn có thể tham khảo và lựa chọn mua máy đo nồng độ cồn tại THB Việt Nam qua HOTLINE: 0904.810.817 hoặc 0979.244.335. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp tại các hệ thống cửa hàng của công ty theo địa chỉ:

    • Hà Nội: Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
    • TP Hồ Chí Minh: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11, TP HCM
    53 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn