0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Các sự cố thường gặp và cách sửa chữa hệ thống thủy lực

thbvn.com 12 tháng trước 732 lượt xem

    Hệ thống thủy lực sau thời gian dài hoạt động có thể không đạt được hiệu suất cao như trước hoặc gặp phải một số lỗi khiến các bộ phận hoạt động không còn bình thường. Đọc bài viết sau để tìm nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của các bộ phận đó và cách sửa chữa hệ thống thủy lực.

    Cách sửa chữa hệ thống thủy lực khi gặp sự cố do dầu 

    Trong một thiết bị thủy lực hay các hệ thống thủy lực hiện nay, dầu thủy lực có nhiệm vụ rất quan trọng. Nó giống như máu chảy trong mọi mạch và các bộ phận của hệ thống, giúp hệ thống lưu thông và vận hành an toàn, đáp ứng yêu cầu công việc.

    1. Dầu quá nóng

    Hiện tượng dầu thủy lực bị nóng có thể là do: 

    • Dầu bẩn và chứa các hạt kim loại, sợi nylon, bụi giấy, bụi bẩn, sợi vải và tạp chất có hại khác.
    • Các bộ phận làm mát, tản nhiệt có thể bị tắc hoặc hư hỏng
    • Van xả đang làm việc quá tải, liên tục với cường độ cao.
    • Hệ thống hoạt động với dầu sai loại và sai độ nhớt khiến dầu bị nóng lên, oxy hóa và biến chất.
    • Kích thước các chi tiết trong hệ thống quá nhỏ. Đặc biệt là ống dẫn dầu.
    • Kích thước và dung tích của bể chứa dầu quá nhỏ không tản được nhiệt.
    • Máy bơm quay quá nhanh.
    • Phần thông khí bị tắc hay kích thước không đạt tiêu chuẩn.

    Cách sửa chữa thủy lực trong các trường hợp này:

    Kiểm tra xem dầu nóng có phải do nguyên nhân nào ở trên không. Nếu là do dầu thì nên kiểm tra lại xem loại dầu nào, có sạch không hoặc thay dầu thủy lực. Nếu do bộ lọc, bộ tản nhiệt, đường ống bị tắc nghẽn hay nhiễm bụi thì vệ sinh sạch sẽ, nếu bị sai kích thước thì đổi lại. 

    Cách sửa chữa hệ thống thủy lực khi gặp sự cố do dầu 
    Cách sửa chữa hệ thống thủy lực khi gặp sự cố do dầu

    2. Dầu thủy lực có bột khí

     Có bọt khí trong dầu thủy lực cũng là một vấn đề nên tránh. Các nguyên nhân thường là: 

    • Các đường ống dẫn và phần hút đầu bị hở khiến rò rỉ.
    • Miệng hồi dầu cao hơn mức dầu.
    • Ống hút quá tải
    • Sử dụng sai loại dầu thủy lực.

    Phương pháp khắc phục hiện tượng sủi bọt khí trong dầu thủy lực: Khi lắp đặt phải vặn chặt ống dẫn dầu. Nếu ống dẫn đẫ bị hỏng thì nên thay thế khẩn cấp. Điều chỉnh đường ống và áp suất trong ống. Sử dụng đúng loại dầu phù hợp cho hệ thống. Làm sạch bộ lọc dầu và các đường ống dẫn. Nếu đường ống nhỏ, cần chọn và thay thế loại có kích thước lớn hơn.

    Cách sửa hệ thống do các vấn đề ở bơm thủy lực 

    1. Bơm bị gãy, mòn, tắc nghẽn

    Máy bơm kém chất lượng hoặc hoạt động quá tải thường xuyên thì máy bơm dễ gặp pahỏ tình trạng nứt, tắc và bị ăn mòn các bộ phận bên trong.

    Kiểm tra máy bơm có hỏng không bằng đồng hồ đo áp suất và khóa toàn bộ hệ thống ngoại trừ van xả. Nếu thấy van xả dầu hoạt động bình thường và không có sự thay đổi đáng kể về áp suất thì hãy kiểm tra các bộ phận của bơm như:trục, bánh răng, cánh quạt bị ăn mòn, nứt, hư hỏng hay không? Nếu có cần phải tháo ra và thay thế.

    Cách sửa hệ thống do các vấn đề ở bơm thủy lực 
    Cách sửa hệ thống do các vấn đề ở bơm thủy lực

    2. Bơm kêu quá to

    Nguyên nhân cho tình trạng này có thể là:

    • Ống hút, đường dẫn dầu bị lỏng hoặc đã hư hỏng.
    • Tốc độ bơm quá nhanh.
    • Bộ lọc bị nhiễm bẩn, có cặn.
    • Độ nhớt của dầu quá cao so với yều cầu của hệ thống và bơm.
    • Trục bơm và trục động cơ không thẳng hàng.
    • Dầu thủy lực bị lọt không khí vào
    • Đóng mở van an toàn thất thường.

    Để sửa chữa hệ thống thủy lực ở tình trạng này, ta làm theo các cách sau:

    Kiểm tra lại máy bơm có hoạt động bình thường hay không thông qua so sánh các thống số hoạt động. Nếu bơm đã hỏng thì nên thay thế hoặc đem đi bảo hành, sửa chữa. Chú ý khi lắp lại bơm cần chắc chắn rằng motor đồng trục, thẳng hàng.

    Kiểm tra dầu thủy lực có đúng loại hay bị thiếu, không đủ cung cho hệ thống hay không? Nếu do thiếu dầu thì tra thêm dầu đến khi vừa đủ. Thay dầu mới phù hợp nếu chọn dùng sai loại dầu.

    Vệ sinh lại các ống dẫn, đầu hút và bộ lọc nếu đã bị nhiễm bẩn. Kiểm tra và vệ sinh lại các đường ống hút dầu, đẩy dầu và bộ lọc dầu.

    3. Bơm không có áp suất, mất áp

    Tình trạng bơm mất áp hay không có áp suất xảy ra có thể là do bơm bị rò rỉ, bị kẹt van an toàn, bơm quá tải... Về các xử lý cũng như nguyên nhân xảy ra hiện tượng này, THB Việt Nam đã có một bài viết riêng để giải đáp cũng như hướng dẫn bạn cách sửa. 

    Mời bạn đọc kĩ hơn tại đây: Nguyên nhân và cách sửa bơm thủy lực mất áp

    Van thủy lực lỗi và cách sửa

    1. Van xả đặt quá thấp

    Thông thường, ta phải đặt định mức áp suất của van cao hơn định mức áp suất làm việc của máy để khi vượt quá mức tải này, van xả sẽ tự động mở ra và cho phép dầu chảy về bình chứa để làm mát. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn quên không điều chỉnh lại định mức của van khiến cho áp suất không đủ mạnh, gây ra các vấn đề về hệ thống thủy lực hoạt động không hiệu quả. 

    Cách sửa chữa trong trường hợp này đó là bạn nên kiểm tra lại việc lắp đặt vị trí nào và cài định mức của van đã hợp lý chưa. Có thể dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra áp suất của đường ống dẫn để cài cho phù hợp. 

    Van thủy lực lỗi và cách sửa
    Van thủy lực lỗi và cách sửa

    2. Van an toàn bị tắc

    Như đã nói, van an toàn nhằm bảo vệ hệ thống và bơm thủy lực, nếu nó bị tắc có thể khiến cho hệ thống hoạt động không tốt. Trong quá trình vận hành, dầu sẽ có hiện tượng tạo cặn, hoặc bụi bẩn xâm nhậm vào trong, hoặc có thể cặn đến từ quá trình oxy hóa và ăn mòn. Đây là dấu hiệu cho biết bạn đã mua phải dầu kém chất lượng. 

    Để sửa chữa hệ thống thủy lực trong trường hợp này, ta chỉ chần loại bỏ vết bẩn và vệ sinh lại van.

    3. Lắp sai van 

    Van điều khiển hướng chảy của dầu thủy lực nếu lắp sai vị trí làm việc cũng có thể khiến dầu thủy lực chảy ngược lại vào bình chứa. Vì thế bạn cần lưu ý cách lắp van cho đúng.

    Xem thêm: Van thủy lực là gì? Cấu tạo, nguyên lý và các loại van thủy lực

    Các trường hợp lỗi xi lanh thủy lực

    1. Xi lanh không hoạt động

    • Có thể van đảo chiều đã hỏng, bạn nên kiểm ra lại xem van đã được cấp đúng áp chưa và kết nối của dây điện thế nào?
    • Có thể hệ thống đang bị lắp sai ở van một chiều, các ống dẫn, van hồi dầu không đúng. 
    • Kiểm tra xem các mạch ống dẫn dầu, các khớp nối có bị móp mẽo, lõm hay gấp khúc ở đâu không. 
    • Hệ thống đang làm việc với tải trọng vượt quá khả năng của xi lanh thì bạn cũng nên tính toán lại đường kính piston và tải trọng làm việc phù hợp.
    Các trường hợp lỗi xi lanh thủy lực
    Các trường hợp lỗi xi lanh thủy lực

    2. Xi lanh di chuyển chậm, rung lắc hoặc không ổn định

    Các nguyên nhân có thể là

    • Áp suất trong hệ thống không ổn định.
    • Không khí tràn vào xi lanh.
    • Đường ống dẫn bị xoắn khi xi lanh làm việc
    • Bơm hoặc xi lanh đã bị hỏng.
    • Tải trọng quá lớn.

    Để khắc phục, ta cần phải thường xuyên vệ sinh và kiểm tra để phát hiện các hư hại kịp thời. Thay thế và sửa chữa các bộ phận nếu cần thiết. Nếu do tải trọng quá lớn, bạn cũng nên chọn xi lanh có đường kính piston phù hợp.

    Các lỗi thường gặp khác

    1. Rò rỉ hệ thống

    Nếu nhận thấy hệ thống đang bị rò rỉ thì bạn cần dừng vận hành máy lập tức và kiểm tra lại toàn diện. Các rò rỉ có thể xảy ra trong đường ống, van, bơm... Để phát hiện tình trạng này bạn có thể lắp đặt đồng hồ đo áp suất trên ống dẫn và cửa xả gần bơm. 

    2. Cơ cấu chấp hành không chuyển động

    Các cơ cấu chấp hành không hoạt động có thể là do: bơm thủy lực hỏng, áp suất định mức quá thấp, cần điều khiển lưu lượng dầu không hoạt động, tải trọng quá lớn, van bị lắp ngược hay đang mở van an toàn... Tùy vào tình trạng và nguyên nhân để sửa chữa thủy lực cho phù hợp.

     

    Các lỗi thường gặp khác ở hệ thống thủy lực
    Các lỗi thường gặp khác ở hệ thống thủy lực

    3. Áp suất thấp hoặc không ổn định

    Các yếu tố gây ra vấn đề này có thể là:

    • Máy bơm bị rò rỉ hoặc đã bị mòn.
    • Rò rỉ ống dẫn dầu.
    • Không khí tràn vào trong dầu thủy lực.
    • Định mức van an toàn quá thấp.
    • Bộ truyền động bị ăn mòn, không kín.

    Khắc phục bằng cách: kiểm tra máyy bơm và bộ truyền động xem có bộ phần nào bị ăn mòn hay đang lỏng không. Vặn khít lại hoặc thay mới nếu cần thiết. 

    Kiểm tra lại trị số cài đặt của van an toàn, đảm bảo lớn hơn áp suất định mức làm việc của hệ thống.

    4. Cơ cấu chấp hành chuyển động chậm hoặc thất thường

    Có một số lý do như: 

    • Bơm đã hỏng hoặc bơm với tốc độ thấp.
    • Đóng mở van an toàn thất thương hoặc van 1 chiều lắp sai hay đã hỏng.
    • Có khí tràn vào dầu, bơm hoặc hệ thống thủy lực.
    • Độ nhớt của dầu quá cao hoặc dầu không đủ cung để hệ thống làm việc.
    • Bộ phận thông khí, lọc cặn bị tắc, nhiễm bẩn.
    • Các bộ phận bị rò rỉ dầu.

    Hy vọng với bài viết trên đây của thbvn.com có thể giúp anh em tìm ra vấn đề và sửa chữa hệ thống thủy lực của mình. Đừng quên truy cập vào website maydochuyendung.com hoặc gọi đến Hotline: 0904 810 817 để được tư vấn sản phẩm thủy lực thích hợp, đáp ứng tốt công việc.

    Hoặc mua tại cửa hàng có địa chỉ: 

    • Hà Nội: Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
    • TP. HCM: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11
    732 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn