0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách chế tạo máy ép thủy lực đơn giản, dễ làm

thbvn.com 11/04/2023 825 lượt xem

    Khi mua máy ép thủy lực hoàn toàn mới bạn phải chi ít nhất hơn 3 triệu đồng. Thậm chí có những loại máy trên 20 triệu đồng. Vì thế, để tiết kiệm ngân sách, bạn cũng có thể tự chế máy ép thủy lực cho mình dùng. Tham khảo ngay cách chế máy ép thủy lực đơn giản dễ làm ngay qua bài viết này nhé!

    Chuẩn bị các dụng cụ để chế máy ép thủy lực 

    Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau để chế máy ép thủy lực: Máy tiện, máy khoan, máy hàn, máy mài và máy khoan

    Ngoài ra còn cần một số vật liệu để thiết kế máy: các thanh sắt dày, chịu lực tốt; các tấm thép mỏng, trục ép, kích thủy lực, lò xo...

    Trước đó bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ép thủy lực để đảm bảo thiết kế và chế tạo máy chuẩn nhất: 

    Các bước chế máy ép thủy lực đơn giản

    Bước 1: Chế tạo khung máy ép thủy lực

    Chắc chắn bộ phận đầu tiên bạn cần làm đó là khung máy ép để liên kết các bộ phận chính với nhau. Vì đây là bộ phận chịu lực nhiều nhất của toàn máy vậy nên hãy chọn chất liệu làm khung là những thanh kim loại dày, cứng, chắc chắn và chịu lực tốt để đảm bảo không hư hỏng trong quá trình ép.

    Sau đó tiến hành đo và cắt những thanh thép bằng nhau và hàn khung lại với nhau như hình ảnh dưới đây: 

    Hàn chắc các thanh thép, sắt đã được cắt đều với nhau để làm thành khung
    Hàn chắc các thanh thép, sắt đã được cắt đều với nhau để làm thành khung

    Bước 2: Chế tạo và gắn bộ phận ép vào khung máy ép thủy lực

    Tiếp đó bạn chuẩn bị những tấm theo không quá dày, cắt khéo léo để vừa với 2 bên khung và ghép chúng lại như hình ảnh dưới đây. Đây là bộ phận để đỡ kích thủy lực cũng như để gắn trục ép cho máy ép thủy lực tự chế. Lưu ý, 2 phần hở của bộ phận này không nên vừa khít với khung để còn di chuyển trục ép lên xuống. 

    Bộ phận ép của máy ép thủy lực tự chế
    Bộ phận ép của máy ép thủy lực tự chế

    Sau khi chế tạo vừa với khung máy, bạn tiếp tục hàn 2 tấm thép có độ dày tương tự vào 2 mặt bên trong của khung và nối chúng với bộ phận ép. Như hình dưới đây:

    Hàn 2 tấm thép mỏng vào mặt trong để cố định bộ phận ép vào khung máy
    Hàn 2 tấm thép mỏng vào mặt trong để cố định bộ phận ép vào khung máy

    Tiếp tục khoan 2 lỗ cân đối trên bộ phận này để bắn vít vào, giúp cố định vào khung máy:

    Khoan 2 lỗ bắn vít trên bộ phận
    Khoan 2 lỗ bắn vít trên bộ phận

    Sau đó sử dụng 1 tấm kim loại cùng độ dày khác đặt ở mặt đang hở đằng sau và vít chặt lại:

    Vít chặt bộ phận vào khung máy
    Vít chặt bộ phận vào khung máy

    Bước 3: Lắp lò xo để máy ép thủy lực tự chế có thể tự động thu hồi trục ép

    Hàn 2 móc treo cân đối ở 2 bên khung máy hoặc mặt bên trong khung máy. 

    Hàn thêm 2 móc treo cân đối ở 2 bên hoặc bên trong
    Hàn thêm 2 móc treo cân đối ở 2 bên hoặc bên trong

     Lắp lò xo vào móc treo và nối với bộ phận ép đã được lắp vào khung máy. Điều này giúp đầu ép có thể thu hồi về theo lực kéo của lò xo khi máy không hoạt động nữa.

    Lò xo giúp thu hồi đầu ép về
    Lò xo giúp thu hồi đầu ép về

    Xem thêm: Kích thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý của kích thủy lực

    Bước 4: Hàn trục ép

    Chọn trục em có khả năng chịu lực tốt để hàn vào chính giữa phía dưới bộ phận ép đã lắp vào khung:

    Hàn trục ép vào máy ép thủy lực tự chế
    Hàn trục ép vào máy ép thủy lực tự chế

    Bước 5: Đặt kích thủy lực để hoàn thiện chế máy ép thủy lực

    Cuối cùng bạn chỉ cần đặt kích thủy lực vào chính giữa phía trên của bộ phận ép là đã chế tạo máy ép thủy lực xong. Bạn có thể chọn kích thủy lực 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn... tùy nhu cầu sử dụng. Lưu ý nếu chọn kích có lực đẩy cạng mạnh thì khung máy, bộ phận ép, đầu ép càng nên to và chắc chắn hơn

    Lắp kích thủy lực vào để hoàn thiện chế máy ép thủy lực
    Lắp kích thủy lực vào để hoàn thiện chế máy ép thủy lực

    Kết quả cuối cùng sau khi hoàn thành máy ép thủy lực tự chế như sau: 

    Chế máy ép thủy lực 
    Chế máy ép thủy lực 

    Máy ép thủy lực tự chế loại lớn hơn

    Ngoài kích thủy lực tích hợp sẵn bơm tay, bạn cũng có thế sử dụng kích thủy lực bơm rời dùng tay hoặc dùng điện. Chỉ cần lưu ý chế tạo khung máy, đầu ép và bàn làm việc phù hợp với kích thước và khả năng đẩy của kích.

    Vì dụ: dưới đây là máy ép thủy lực tự chế có lực ép 30 tân, khoang hở của máy 50cm và sử dụng bơm điện thủy lực

    Trong đó, đầu ép của dụng cụ thủy lực này có kích thước lớn nên được cố định bằng 2 mặt bích dày 20mm trên và dưới của khung trên. Mặt bích phía dưới có hình vuông và tạo lỗ tròn ở dữa bằng máy mài, cố định bằng cách hàn và văn vít chắc chắn. Bàn làm việc ở giữa khung máy có sức chịu lực cao có khoảng cách là 50cm so với đầu ép. Chế thêm một khung nhỏ bên phải khung thân máy để đặt bơm điện thủy lực. Đồng thời tạo những lỗ khoan trên thân khung hợp lý để luồn các ống/dây dẫn nối với trục ép hợp lý.

    Chế máy ép thủy lực 30 tấn 50cm
    Chế máy ép thủy lực 30 tấn 50cm

    Hy vọng thông qua bài viết này, THB đã giúp bạn tìm được cách đơn giản để chế máy ép thủy lực cho mình. 

    Bạn có đang tìm mua các loại dụng cụ thủy lực như: kìm bấm cos thủy lựccảo thủy lựcmáy đột lỗ thủy lực... truy cập ngay vào website maydochuyendung.comthbvn.com hoặc gọi ngay đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn bới những chuyên viên tận tâm nhất!

    825 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn