0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ép thủy lực

thbvn.com 11/04/2023 1459 lượt xem

    Máy ép thủy lực là thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong các nhà máy, công xưởng, khu công nghiệp sản xuất và gia công cơ khí. Đây là loại máy sử dụng hệ thống thủy lực giúp tạo một lực cực lớn để ép, nén hay đẩy những thanh, tấm kim loại nặng thành các hình dạng khác nhau theo mong muốn. Vậy cấu tạo máy ép thủy lực là gì? Nguyên lý máy ép thủy lực như thế nào? Cùng THB tìm hiểu nhé!

    Cấu tạo máy ép thủy lực

    Giống với các dụng cụ, thiết bị thủy lực khác, cấu tạo của máy ép thủy lực bao gồm: 2 xilanh (đi kèm với 2 piston), bơm thủy lực, van, bình chứa dung môi, bộ lọc, ống/đường ống dẫn. Cụ thể như sau:

    • Xi lanh: đây là thành phần chính và quan trọng của máy giúp chuyển áp suất của chất lỏng bên trong bình chứa thành thành một lực cơ năng đầu ra rất lớn để tác động vào vật thể.
    • Bơm thủy lực: đây là bộ phận tách rời hoặc tích hợp sẵn trong máy giúp người dùng chuyển lực tác động bên ngoài (cơ năng hoặc điện năng) thành thủy năng.
    Hình ảnh cấu tạo của một máy ép thủy lực 
    Hình ảnh cấu tạo của một máy ép thủy lực 
    • Van: đây là van điều khiển dùng để định hướng và điều chỉnh dung môi (thường là dầu) bên trong bình chứa đi đến các mạch. Máy ép thủy lực có 3 van bao gồm: van điều khiển áp suất, van điều khiển hướng và van điều khiển lưu lượng.
    • Bình chứa dung môi: hay còn gọi là bình chứa chất lỏng công tác hay bể chứa thủy lực có nhiệm vụ để lưu trữ, làm mát, giãn dầu thủy lực bên trong. 
    • Bộ lọc: hay còn gọi là cụm lọc dầu dùng để tách, lọc các vật ô nhiễm, bụi bẩn ra khỏi đường hút để giảm sự mòn, hư hỏng của máy..
    • Ống/đường ống dẫn: là các ống để dẫn dầu thủy lực đến các bộ phận khác của máy.

    Mô hình hoạt động của máy ép thủy lực

    Từ những thành phần cấu tạo trến, máy ép thủy lực được chia thành 3 hệ thống chính, bao gồm:

    • Hệ thống điều khiển: là nơi "chỉ huy" tất cả các hoạt động bên trong máy.
    • Hệ thống thủy lực: là đặc điểm nhận diện của các thiết bị thủy lực có chức năng chuyển đổi các năng lượng, áp suất thành một lực đầu ra lớn giúp ép, đẩy, nén... các tấm, thanh kim loại
    • Bộ phận thân khung máy: được làm từ các vật liệu cứng và bền, khung máy giúp cố định và liên kết các bộ phận của máy thủy lực với nhau.
    Mô hình hoạt động của máy ép thủy lực
    Mô hình hoạt động của máy ép thủy lực

    Có thể bạn quan tâm: Máy ép thủy lực là gì? Các loại máy ép thủy lực hiện nay

    Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực

    Tất cả các thiết bị thủy lực hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý truyền áp suất bên trong chất lỏng hay còn được gọi là đinh luật Pascal.  Định luật được phát biểu như sau: "Nguyên lý Pascal hay định luật Pascal là độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình"

    Cụ thể, máy ép thủy lực sẽ hoạt động như sau:

    Hai xilanh thủy lực có 2 piston có 2 kích thước khác nhau được thiết kế bên trong thiết bị. Xilanh được tác động trước sẽ có diện tích bề mặt nhỏ hơn. Hai xilanh này được nối với nhau bằng một đường ống. Khi bạn bắt đầu vận hành máy bằng các tác động vào bơm thủy lực (sử dụng điện hoặc dùng tay đòn), piston A1 sẽ đẩy xuống 1 đoạn với một lực đẩy khá nhỏ. Thông qua diện tích bề mặt xilanh A1, mọi điểm chất lỏng bên trong bị tác động 1 lực như nhau chuyền đến bề mặt xilanh A2 có diện tích lớn hơn. Từ đó tạo một lực đầu ra cực lớn cho máy ép thủy lực.

    Nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực
    Nguyên lý hoạt động máy ép thủy lực

    Trong đó, ta có thể tính lực đầu ra F2 như sauL

    F1 là lực tác động vào xilanh có diện tích A1, lực được truyển đi là: P = F1.A1.

    Áp suất truyền đi bên trong chất lòng là P đến xilanh có diện tích A2 > A1 nên ta có lực F2 > F1 với cách tính: F2 = P.A2 = F1(A2.A1)

    Các thông số kỹ thuật chính của máy ép thủy lực

    Khi mua máy ép thủy lực, bạn cần so sánh những thông số sau:

    • Áp suất hay lực ép/đẩy của máy: có thể là 5 tấn, 8 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn... 200 tấn, đây là lực ép tối đa mà nhà sản xuất quy định cho máy.
    • Hành trình xilanh: là chiều dài tối đa của xi lanh khi máy hoạt động hay chính là khoảng cách tính từ đầu xilanh lúc đẩy ra hết cỡ đến điểm bắt đầu khi xilanh thụt về.
    • Kích thước của bàn làm việc: là chiều rộng và chiều dài của bàn.
    • Hành trình máy: là khoảng cách từ bàn làm việc đến đầu xilanh trong tình trạng máy không hoạt động.

    Qua bài viết này mong rằng thbvn.com đã giúp bạn hiểu kỹ hơn về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ép thủy lực. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hay tìm mua các thiết bị thủy lực như: kìm bấm cos thủy lựckìm cắt cáp thủy lực,... vui lòng truy cập ngay website thbvn.commaydochuyendungcom hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết nhất.

    1459 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn