0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật

thbvn.com 03/12/2022 6566 lượt xem

    Đồng hồ VOM thường được sử dụng để xác định tình trạng của cuộn cảm còn hoạt động tốt hay không. Vậy cách thực hiện thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cách đo cuộn cảm hiệu quả nhất.

    Cuộn cảm là gì? Tìm hiểu về cuộn cảm

    Cuộn cảm hay còn được gọi là cuộn từ hay cuộn từ cảm, đây là một linh kiện điện tử thụ động có chứa từ trường, và cấu tạo từ một cuộn dây dẫn quấn nhiều vòng. Cuộn từ giúp lưu trữ năng lượng khi có dòng điện chạy qua trong từ trường.

    Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động chứa từ trường
    Cuộn cảm là linh kiện điện tử thụ động chứa từ trường

    Ký hiệu và đơn vị đo của cuộn cảm

    Cuộn cảm có đơn vị là độ tự cảm (từ dung) Henry và được ký hiệu là H, đơn vị đo cảm ứng điện L trong cuộn H.

    Ký hiệu của cuộn cảm
    Ký hiệu của cuộn cảm

    Các loại cuộn cảm phổ biến hiện nay

    Cuộn cảm có 3 loại phổ biến nhất là cuộn cảm âm tần, trung tần và cao tần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa theo đặc tính, hình dạng , lõi để phân loại chúng.

    • Dựa theo lõi: Cuộn cảm lõi không khí, lõi Ferrite, lõi sắt, cuộn cảm lõi gốm, cuộn cảm nhiều lớp lõi thép.

    Một số loại cuộn cảm thông dụng
    Một số loại cuộn cảm thông dụng
    • Dựa theo hình dạng lõi: Cuộn cảm lõi hình xuyến và cuộn từ lõi hình trống.

    • Dựa theo cách sử dụng: Cuộn cảm nhiều lớp, cuộn từ màng mỏng, cuộn cảm đúc, cuộn cảm sắp cặp, cuộn từ cảm công suất, cuộn cảm RF tần số vô tuyến, cuộn cảm điều chỉnh được.

    Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng

    Không phải đồng hồ đo điện nào cũng có chức năng đo cuộn cảm. Những thiết bị có ký hiệu "L" hoặc "H" sẽ tích hợp tính năng đo cuộn cảm. Tham khảo một số đồng hồ VOM có chức năng đo cuộn cảm mà bạn có thể tham khảo như: Kyoritsu 1051, Kyoritsu 1109S, Sanwa LCR700…

    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm
    Sử dụng đồng hồ vạn năng đo cuộn cảm

    Đo cuộn cảm thông qua thang đo điện áp của đồng hồ VOM

    Bước 1: Điều chỉnh kim về vạch 0 trên thang đo điện áp.

    Bước 2: Đưa đầu chuyển mạch tới thang đo điện áp sao cho giá trị thang đo sử dụng cần phải lớn hơn giá trị điện áp cần đo.

    Bước 3: Đặt que đo màu đỏ của đồng hồ VOM lên thế cao, que đo đen lên thế thấp (đối với điện áp xoay chiều thì que đo có thể đặt bất kỳ lên hai đầu cực điện áp). 

    Bước 4: Quan sát và ghi lại giá trị điểm dừng kim. Kết quả đo cuộn cảm sẽ được tính như sau: V = (A x B )/ C (đơn vị của thang đo đang sử dụng).

    Trong đó:

    • A là giá trị thang đo điện áp đang sử dụng.

    • B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia điện áp.

    • C là giá trị Max của vạch chia điện áp đang đọc.

    Xem thêm:

    Đo cuộn cảm bằng thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng

    Bước 1: Đưa đầu chuyển mạch về thang đo điện trở Ω.

    Bước 2: Chập hai que đo của đồng hồ đo đồng thời điều chỉnh chiết áp để kim về vị trí 0.

    Bước 3: Đặt que đo đỏ và đen lên hai đầu cuộn cảm cần đo, sau đó quan sát và ghi giá trị điểm dừng kim.

    Bước 4: Kết quả của phép đo được xác định như sau: R = (A x B ) (đơn vị thang đo đang sử dụng)

    Trong đó:

    • A là giá trị thang đo Ω đang sử dụng.

    • B là giá trị điểm kim dừng trên vạch chia thang đo Ω.

    Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ VOM, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm đồng hồ vạn năng, hãy liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được tư vấn cụ thể nhất.

    6566 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn