Cách đo và đọc thước panme chi tiết, chính xác nhất
Những người mới sử dụng khi đo và đọc thước panme sẽ cảm thấy khá khó khăn. Đọc thước panme đòi hỏi sự hiểu biết về phương pháp tính toán, nhất là loại panme cơ khí. Bạn có thể thực hành ngay theo hướng dẫn dưới đây để đo và biết cách đọc thước panme chính xác.
Giới thiệu chung về cấu tạo của panme
Panme là một thước đo cơ khí có độ chính xác cao với độ chia rất nhỏ, thường chỉ 0,01mm (với loại cơ khí) hoặc 0.001mm (panme điện tử) để đo kích thước trong phạm vi nhỏ. Panme có thể đo đường kính trong, đường kính ngoài, độ sâu, độ dày... của phôi hay vật thể có nhiều hình dạng khác nhau.
Các bộ phận chính của panme bao gồm thước chính và thước phụ; khung thước panme; tay cầm; núm vặn; mỏ đo (với hai đầu đo động và tĩnh); và vít hãm (chốt khoá đầu đo động).
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về panme qua bài viết sau: Panme là gì? Cấu tạo và ứng dụng của panme trong đời sống
Những lưu ý cần tránh khi dùng thước panme
Trong quá trình đo vật thể dù là panme đo lỗ, panme đo ngoài hay đo trong, để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả đo hoặc làm hỏng panme khi đo bạn nên lưu ý những điều sau:
- Trước khi đo, vật đo và panme nên được đặt trong phòng có nhiệt độ ổn định ít nhất 1h để thống nhất nhiệt độ.
- Không đo vật đang quay vì điều này sẽ làm hỏng mỏ đo.
- Không đo các vật thể, phôi bẩn và thô.
- Bạn không nên vặn thước phụ trực tiếp để điều chỉnh mỏ đo mà hãy dùng núm vặn.
- Hạn chế lấy panme ra khỏi điểm đo mà bạn vừa đo xong.
- Không đặt panme xuống mặt cứng hoặc trên sàn nhà.
- Không đặt chồng panme lên các dụng cụ khác.
Cách đo thước panme chi tiết
Dù là panme cơ khí hay panme điện tử cũng có cách đo tương tự. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng thước panme chi tiết:
Bước 1: Đảm bảo đầu đo và vật thể cần đo được vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bẩn hay tia nước ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Điều chỉnh đầu đo panme chạm vào nhau bằng cách xoay núm vặn về 0 trên cả hai thước chính phụ để xác định xem panme có bị lệch hay không.
Bước 2: Khi đo hãy sử dụng đế kẹp panme để đảm bảo tính chính xác cao nhất. Vì tay cầm thường bị run, gây ra kết quả sai lệch. Để đo đúng áp lực và không làm hỏng panme, tay trái cầm lên khung panme và tay phải vặn núm vặn để đầu đo tiếp xúc dần dần với vật thể.
Bước 3: Ta hãm lại khóa chốt để đọc kết quả đo khi nghe thấy tiếng tạch tạch.
Cách đọc thước panme chính xác
Với panme điện tử, bạn chỉ cần đo đúng thao tác và đọc kết quả chính xác trên màn hình LCD. Vì thế, bài viết này sẽ chỉ hướng dẫn cách đọc thước panme cơ khí.
Các panme cơ khí thường có độ chia nhỏ nhất là 0,01 mm. Đầu tiên, hãy xem xét kỹ hai điểm A và B ở hình bên dưới:
Trước hết, trục dài có đơn vị mm được gọi là trục chính (1) để biểu thị phần nguyên của kết quả đo. Trục chính có độ chia 1 mm và các vạch chia phía trên (3) và dưới (5) có độ chia là 0,5 mm.
Tiếp theo, trục phụ (2) là thước còn lại có 50 vạch trên từ 1 đến 50 để biểu thị phần thập phân. Mỗi vạch có độ chia khoảng 0,01 mm. Vì vậy, khi thước phụ quay hết một vòng có nghĩa là thước vừa đo được 0.50mm và khi quay hết hai vòng là 1mm.
Vì vậy, ta có cách đọc thước panme như sau: Cộng kết quả đo của thước chính và thước phụ với nhau. Ví dụ như ở hình bên trên ta có kết quả:
- Trục chính đã qua vạch 55 nên ta có kết quả đo phần nguyên là 55mm.
- Trục phụ đang dừng ở điểm B ta thấy đường thẳng (4) trùng với vạch chia 45 nên ta có kết quả là 0.45mm. Nhìn về vạch chia phía dưới đường (4), điểm A biểu thị trục phụ đã quay hết 1 vòng nên ta cộng thêm 0.50mm thì ta được kết quả phần thập phân là 0.5 + 0.45= 0.95mm.
- Vậy kết quả của thước vừa đo được là 55 + 0.95 = 55.95mm.
Để dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo video hướng dẫn cách đo và đọc thước panme chính xác của chúng tôi dưới đây:
Bạn có đang tìm kiếm các loại panme, thước kẹp, đồng hồ so... chính hãng với giá cả phải chăng? Để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất, liên hệ ngay với maydochuyendung.com qua hotline 0904810817 ở Hà Nội hoặc 0979244335 ở TPHCM.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn