Cách sử dụng kìm bấm cos thủy lực chuẩn xác, chi tiết
Để bấm được đầu cos đẹp và đảm bảo an toàn cho đường dây điện đối với người mới không phải là chuyện dễ dàng. Để hoàn thành công việc này, Ta có thể dụng kìm bấm cos cơ hoặc kìm bấm cos thủy lực sao cho phù hợp với kích thước, lõi trong của dây điện. Xem ngày cách sử dụng kìm bấm cos qua bài viết sau!
Hướng dẫn cách sử dụng kìm bấm đầu cos dây điện
Kìm bấm cos cơ và kìm bấm cos thủy lực sẽ có sự khác nhau rất nhiều về cấu tạo vậy nên tuy phục vụ chung mục đích nhưng cách sử dụng chúng cũng có sự khác nhau. Trong khi kìm bấm cos cơ chuyên dùng để bấm những đầu cos của dây điện có kích thước nhỏ như: 1.5, 2, 6 10... mm2. Thì kìm bấm cos thủy lực với công năng mạnh mẽ có thể ép chặt những đầu cos có kích thước cực lớn, phù hợp sử dụng để bấm đầu cos của dây động lực, dây máy rửa xe, dây cáp có kích thước lớn từ 13, 16, 35, 50, 75, 95, 120, 150, 185, 240, 300, 400, 50, 630, 800, 1000, 1140, 1440... mm2.
Để hiểu rõ hơn về kìm bấm cos thủy lực cũng như cách sử dụng của chúng, lưu ý khi sử dụng và tư vấn mua loại kìm phù hợp, bạn có thể đọc tại bài viết sau: Phân loại, tác dụng và cách sử dụng kìm bấm cos thủy lực.
Còn bài viết sau đây, thbvn sẽ chủ yếu hướng dẫn bạn cách sử dụng kìm bấm cos cơ.
Dụng cụ cần chuẩn bị để bấm đầu cos
Bao gồm:
- Dây điện cần bấm và đầu cos có kích thước bằng hoặc tương đương với kích dây điện đó.
- Kìm bấm cos có kích thước hàm và kiểu hàm bấm tương đương với kích thước đầu cos cần bấm.
- Kéo, kìm.. dụng cụ để cắt, tuốt vỏ ngoài dây điện.
- Băng dính đen hoặc ống co nhiệt để bảo vệ đầu cos, cách điện sau khi bấm
- Dụng cụ, vật liệu cách điện nên cần bấm các loại đầu cos trần.
Thực hiện bấm nối, ép cos dây điện bằng kìm bấm cos
- Bước 1. Đo đầu cos với dây điện để xác định chiều dài cần tuốt vỏ.
- Bước 2. Cắt và tuốt vỏ dây điện sẽ kết nối với đầu cos.
- Bước 3. Nhét lõi dây điện vào đầu cos. Lưu ý không để các sợi dây điện bị thừa hay lộ ra ngoài.
- Bước 4. Đặt đâu cos và dây điện đã được nhét vào trong hàm kìm có kích thước nhỏ hơn 1 nấc so với kích thước đầu cos.
- Bước 5. Ép chặt tay để bấm chặt đầu cos lại.
- Bước 6. Kiểm tra lại xem đầu cos đã chắc và mối nối có đủ an toàn không.
- Bước 7. Dùng ống co nhiệt hay bọc cách điện để bảo vệ các đầu cos.
Xem thêm: Cách bấm đầu cos dây điện và cách chọn đầu cos chi tiết nhất
Cách bảo quản kìm bấm cos
Bất cứ ai khi mua và sử dụng bất kì vật dụng nào đều mong muốn nó có tuổi thọ và có thể sử dụng nhiều lần. Vậy nên các bước bảo quản và cất giữ dụng cụ cẩn thận là điều cần thiết. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn tìm cách bảo quản kìm bấm cos đúng cách để có thể sử dụng lâu dài
- Sau khi bấm cos xong và không dùng đến kìm nữa hay dùng khăn mềm để lau chùi các bộ phận và đặt trong hộp.
- Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt để không làm kìm nhanh gỉ sét hay oxi hóa. Do hầu hết các loại kìm hiện nay được làm bằng kim loại.
- Tránh sử dụng dụng cụ ở những nơi gần lửa để phần tay cầm không bị cháy làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của kìm.
- Sau một thời gian dài sử dụng hoặc định kỳ 1 - 2 lần/năm nên tra thêm dầu vào các khớp nối, bộ phận của kìm để dụng cụ luôn hoạt động mượt mà, trơn tru.
Hy vọng rằng với những hướng dẫn và chia sẻ trên đây, thbvn.com đã giúp bạn tìm được cách sử dụng kìm bấm cos cơ, kìm bấm cos thủy lực cũng như các để bảo quản dụng cụ. Để xem thêm các loại kìm điện, kìm cầm tay hay kìm ép cos thủy lực dùng pin, bạn đừng quên ghé thăm các danh mục của website hoặc truy cập và trang maydochuyendung.com để tìm được cho mình loại kìm bấm cos phù hợp nhất!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn