Độ nhớt của máu là gì? Độ nhớt của máu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Độ nhớt của máu được xác định bởi thành phần của hồng cầu và protein huyết tương. Đo độ nhớt của máu rất hữu ích trong việc đánh giá bệnh huyết khối. Hãy cùng Thbvn.com tìm hiểu chi tiết độ nhớt của máu là gì? Độ nhớt của máu phụ thuộc vào yếu tố nào?
Độ nhớt của máu là gì?
Độ nhớt của máu là một trong những chỉ số đánh giá bệnh huyết khối do đó thường xuyên được xét nghiệm. Chỉ số này được tạo ra bởi hồng cầu và thành phần protein các loại có trong huyết tương, do vậy độ nhớt của máu ở mỗi người có sự khác nhau.
Độ nhớt của máu ở mỗi người là khác nhau, vì chỉ số này được tạo ra bởi hồng cầu và thành phần của protein trong huyết tương.
Độ nhớt của máu là bao nhiêu?
Độ nhớt của máu được xác định bởi thành phần của hồng cầu và protein huyết tương. Độ nhớt của máu bình thường là 2,3 đến 4,1 centipoise ở 37 độ C. Độ nhớt tăng lên khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, đổ mồ hôi khi chuyển dạ hoặc cảm lạnh đột ngột.
Trường hợp bạn mất một lượng lớn nước không chỉ làm thay đổi độ nhớt mà còn làm giảm huyết áp và mất cân bằng nội môi. Vì vậy, việc cung cấp dung dịch sinh lý cho cơ thể là rất cần thiết.
Xem thêm: Chỉ số độ nhớt là gì? Hướng dẫn cách đo độ nhớt chi tiết
Độ nhớt của máu phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Số lượng các thành phần tế bào: độ nhớt của máu có thể bị tăng bởi tình trạng đa hồng cầu hay tăng tiểu cầu hay tăng số lượng bạch cầu nặng.
- Mức độ cô đặc máu: xuất hiện cô đặc máu thường đi kèm với tăng độ nhớt của máu.
- Khả năng biến dạng của hồng cầu: đường kính trung bình của mao mạch nói chung < 5 μ, đường kính trung bình của hồng cầu là 7- 8 μ. Để có thể đi qua các mao mạch ngoại vi hồng cầu phải thay đổi hình dạng để thích nghi.
- Khả năng kết tập của hồng cầu: Các protein tổng hợp có thể liên kết hồng cầu thành tế bào hồng cầu bao gồm fibrinogen, globulin, lipoprotein mật độ rất thấp và phức hợp miễn dịch lưu hành. Sự kết tập các tế bào hồng cầu này làm giảm lưu lượng máu và tăng độ nhớt của máu.
- Độ nhớt huyết tương: Sự gia tăng protein trọng lượng phân tử cao làm tăng độ nhớt của huyết tương và dẫn tới tăng độ nhớt của máu. Ngoài ra, các protein này kích hoạt sự hình thành hồng cầu và thúc đẩy các biến chứng huyết khối.
Xem thêm: Độ nhớt của nước là gì? Bảng tra độ nhớt của nước hiện nay
Ý nghĩa của đo độ nhớt của máu
Độ nhớt của máu bất thường thường liên quan đến nhiều tình trạng có thể gây ra biến chứng huyết khối hoặc thay đổi hình dạng của hồng cầu, làm tăng nguy cơ kết tập hồng cầu và hình thành huyết khối. Các bệnh phổ biến nhất là: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao...
Mặc dù vậy, rất khó chỉ sử dụng độ nhớt của máu để xác định nguyên nhân bệnh lý và phân biệt với các trường hợp tăng độ nhớt do mất máu hoặc các nguyên nhân nhất thời khác. Điều này khiến bệnh nhân có nguy cơ bị hậu quả của tai biến huyết khối.
Ngược lại, xét nghiệm đo độ nhớt của máu thường được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề bệnh lý liên quan đến huyết khối. Thông thường sẽ là: Bệnh tiểu đường, bệnh đa hồng cầu, tăng cholesterol máu, viêm động mạch chi dưới, ... Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần kết hợp với các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Có thể thấy máu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và sức khỏe của cơ thể. Độ nhớt của máu là một trong những chỉ số phải được giữ ổn định. Những thay đổi về độ nhớt của máu có liên quan đến thành phần của hồng cầu và protein trong máu. Vì vậy, khi chỉ số độ nhớt của máu bất thường, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và được điều trị, tránh để bệnh tiến triển nặng và biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về độ nhớt của máu là gì? Độ nhớt của máu phụ thuộc vào yếu tố nào?. Hy vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích tới bạn đọc và có thể ứng dụng vào trong cuộc sống.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm máy đo độ nhớt chính hãng có thể tham khảo đặt ngay website: Maydochuyendung.com hoặc liên hệ tư vấn Hotline Hà Nội: 0866 421 463 – Hồ Chí Minh: 0979 244 335.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn