Lách luật với các cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở liệu có hiệu quả?
Để đối phó tạm thời với việc kiểm tra và xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, các bác tài đã tìm đến những cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, những biện pháp này liệu có “qua mặt” được các thiết bị đo hiện đại như máy đo độ cồn?
Sau khi uống rượu bia bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Khoan hãy tìm hiểu “uống gì để giảm độ cồn?” hay “uống gì để hết mùi rượu”, muốn qua mặt được cảnh sát giao thông trước tiên bạn cần phải biết thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể là bao nhiêu.
Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, rượu bia được lên men từ tinh bột nên loại đồ uống này có chứa lượng cồn cao, khả năng hấp thu vào máu và hơi thở rất nhanh. Thời gian tồn tại của nồng độ cồn trong cơ thể con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi tác, khoảng cách giữa các lần uống…
Thông thường, trung bình một giờ cơ thể sẽ loại bỏ khoảng 0.015% nồng độ cồn có trong máu. Tuy nhiên, trong khoảng 10h đến 24h sau khi sử dụng đồ uống có cồn thì máy đo nồng độ cồn vẫn có thể phát hiện trong nước bọt của người sử dụng. Đối với nước tiểu, nồng độ cồn có thể tồn tại từ 3 đến 4 ngày sau khi uống, quá trình đào thải diễn ra chậm hơn nếu sử dụng rượu bia khi bụng đói.
Có thể thấy thời gian loại bỏ nồng độ cồn khá chậm, chính vì thế không ít tài xế đã lựa chọn các mẹo giảm nồng độ cồn “cấp tốc” để ứng phó với hình phạt của CSGT.
Đánh giá các cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở
Dùng xịt thơm miệng và ăn kẹo chua
Xịt thơm miệng hay kẹo cao su có thể che giấu được mùi rượu hiệu quả. Bên cạnh đó, kẹo chua còn giúp kích thích sản xuất nước bọt, rửa trôi axit và các hạt gây mùi trong miệng. Tuy nhiên, các chất này không thay đổi được lượng cồn có trong hơi thở đẩy lên từ phổi. Giải pháp này chỉ hiệu quả khi làm mất đi mùi rượu, còn nồng độ cồn vẫn tồn tại.
Súc miệng, đánh răng trước khi tham gia giao thông
Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần súc miệng hay đánh răng kỹ thì nồng độ cồn trong hơi thở sẽ không còn và có thể “đánh lừa” được máy đo nồng độ cồn. Điều này hoàn toàn sai, bởi hơi thở đưa vào máy đo là phần hơi được lấy từ phổi vì thế cho dù bạn có cố đánh răng hay súc miệng sạch đến đâu thì nồng độ cồn trong hơi thở cũng không thay đổi đáng kể.
Chưa kể tới, trên thị trường hiện có nhiều loại nước súc miệng, kem đánh răng có chứa cồn, điều này có thể hiến nồng độ cồn trong hơi thở của bạn tăng cao hơn.
Ngậm đồng xu để qua mặt máy thổi
Mẹo ngậm đồng xu được nhiều lái xe đường dài truyền tai nhau để qua mặt công an giao thông. Bởi theo họ nghĩ lượng đồng trong đồng xu sẽ vô hiệu hóa lượng cồn trong hơi thở. Đây là một nhận định không đúng và chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, vì thế nếu áp dụng tỷ lệ bị phạt là rất cao.
Thổi nhẹ hoặc hít ngược lại vào phổi
Có nhiều người tin rằng, nếu thổi nhẹ hoặc hít ngược lại vào phổi thì sẽ không bị phát hiện nồng độ cồn trong máu. Lượng khí qua máy là không khí sạch và máy sẽ trả kết quả bình thường.
Nhưng sự thật thì cách này không thể thành công, bởi các loại máy đo chuyên dụng của cảnh sát giao thông như Sentech AL8000, Sentech AL9000… đều tích hợp cảm biến áp suất hiện đại, có thể phát hiện nhanh chóng chuyển động của luồng khí. Nếu không có đủ mẫu thử, thiết bị sẽ không cho ra kết quả.
Xem thêm: Máy đo nồng độ cồn của CSGT có những loại nào? nên mua máy nào?
Hút thuốc lá để che mùi rượu
Một mẹo được cho là lấy “độc trị độc” đó là dùng mùi thuốc lá để che lấp mùi rượu bia, cách này liệu có hiệu quả? Tất nhiên là không, hơn nữa nó còn làm tăng độ cồn trong hơi thở, bởi hút thuốc lá sẽ sinh ra khí Acetaldehyde - đây là loại khí được lấy làm tiêu chuẩn để máy đo độ cồn xác định nồng độ cồn trong máu. Chính vì thế, cách này chỉ làm tăng độ cồn lên chứ không có tác dụng giảm độ cồn như nhiều người nghĩ.
Cách tốt nhất để không bị phạt luật giao thông
Nhiều người do tính chất công việc thường xuyên phải uống rượu bia, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết sắp tới. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cũng như không bị xử phạt vi phạm, cách tốt nhất bạn cần áp dụng đó là:
-
Không điều khiển xe máy, ô tô khi uống rượu bia. Thuê xe ôm, taxi hoặc gọi người nhà tới đón sau khi sử dụng thức uống có cồn.
-
Nếu bắt buộc phải lái xe, nên nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng trước khi tham gia giao thông.
-
Sử dụng các loại thuốc giải rượu và uống thật nhiều nước để giảm nồng độ cồn trong máu cũng như giúp đào thải lượng cồn nhanh hơn.
Tất nhiên các cách làm giảm nồng độ cồn trên đây chỉ là các phương pháp tạm thời và kém hiệu quả. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn lưu ý hơn khi sử dụng rượu bia và tham gia giao thông.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn