0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Nguyên nhân bê tông bị rỗ? Cách xử lý bê tông bị rỗ hiệu quả

thbvn.com 12 tháng trước 306 lượt xem

    Trong quá trình thi công xây dựng, có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan mà sẽ gây ra những ảnh hưởng chất lượng của bê tông, sơn tường,...Trong bài viết hôm nay của Thbvn.com, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bê tông bị rỗ và cách xử lý bê tông bị rỗ hiệu quả.

    Nguyên nhân bê tông bị rỗ

    Dưới đây là một số nguyên nhân bê tông bị rỗ, cụ thể:

    • Bê tông không được đổ đúng cách và không được đầm kỹ sẽ góp phần gây ra hiện tượng rỗ.
    • Đổ cấp phối đá không hợp lý, kích thước đá không đều.
    • Đổ trộn bê tông không đều.
    • Đổ bê tông quá khô.
    • Cốp pha bị rò rỉ làm chảy vữa xi măng, cụ thể là dưới chân móng, đế cột, sàn dầm.
    Nguyên nhân bê tông bị rỗ
    • Đổ ván gỗ hút ẩm cao, không ngâm tưới nước trước khi đổ bê tông để tạo đủ độ ẩm, nhất là khi thời tiết hanh khô, để khi bê tông bị rút lõi là do ván gỗ đã hút hết nước của bê tông. ( có thể sử dụng máy đo độ ẩm bê tông để kiểm tra)
    • Đổ đầm sót, đầm đối, đầm không đến độ sâu yêu cầu, nhất là các vị trí không có mật độ thép dày.
    • Tấm bê tông quá dày nên đầm bê tông không xuyên qua được khiến cốt liệu không được phân bố đều.
    • Lớp cốt thép ken quá dày làm cho các hạt cốt liệu lớn như sỏi, đá không lọt xuống được mà chỉ có vữa xi măng lọt xuống, tách rời thành từng tầng riêng.

    Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bê tông bạn nên biết

    Cách xử lý bê tông bị rỗ

    Trong quá trình thi công nếu bạn gặp phải trường hợp bê tông bị rỗ tổ ong, thì đừng quá lo lắng. Dưới đây là 2 cách xử lý bê tông bị rỗ hiệu quả cho bạn. 

    Cách xử lý bề mặt bê tông bị rỗ

    Những vết rỗ nhỏ, nông, diện tích không lớn thì khắc phục bằng cách đục và trát vữa xi măng. Dùng vữa xi măng cát có cấp phối theo tỷ lệ 1:2 hay 1:2,5 trát kín lại bề mặt bị rỗ tổ ong mà mình đã đục. Khi trát lấy bay miết mạnh hoặc vẫy cho bữa bám chắc vào phần bê tông bên trong. Nếu cần chống thấm thì tốt nhất nên trát bằng một lớp vữa polymer hoặc sử dụng vữa sợi composite.

    Cách xử lý bề mặt bê tông bị rỗ

    Đối với những vết lỗ rỗ sâu trên bề mặt thì cần phải đổ lại bê tông. Đầu tiên cần đục, rửa toàn bộ các vết rỗ và thấm khô nước. Dùng vữa cốt liệu sỏi, đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông để lấp đầy phần bị rỗ.

    Trường hợp bề mặt bê tông bị rỗ các vết lõm nông với diện tích bề mặt nhỏ bạn có thể xử lý bằng cách đục lỗ và trát bằng vữa xi măng. Sử dụng vữa xi măng-cát cấp phối theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:2,5 để bịt kín bề mặt bị rỗ. Khi trát lấy bay miết mạnh hoặc vẫy cho bữa bám chắc vào phần bê tông bên trong. Nếu cần chống thấm, nên trát bằng vữa polyme hoặc vữa composite sợi.

    Nếu bề mặt có những lỗ sâu thì phải đổ lại xi măng. Đầu tiên bạn cần một cái đục, rửa sạch tất cả các vế rỗ lõi và lau khô. Để lấp hố, sử dụng vữa tổng hợp làm từ sỏi và đá mịn nhỏ mác cao hơn mác bê tông để lấp đầy.

    Xem thêm: Tổng hợp các cách sử dụng máy đo độ ẩm đơn giản, hiệu quả

    Cách đổ cột bê tông không bị rỗ

    Bạn muốn đổ cột bê tông sao cho không bị rỗ, hãy tham khảo các bước chi tiết dưới đây:

    Cách xử lý bê tông bị rỗ

    Bước 1: Chuẩn bị trước khi đổ bê tông cột

    • Chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị cho quá trình đổ bê tông.
    • Làm sạch cốt pha, cốt thép trước khi đổ bê tông. 
    • Cốt liệu phải được trộn theo tiêu chuẩn, đúng tỷ lệ và đồng đều khi trộn tay. Khi sử dụng bê tông tươi cần xem kỹ và chọn loại chất lượng.
    • Trét một lớp vữa xi măng dày 10-13 cm làm lớp lót trước khi đổ bê tông.
    • Tránh đổ bê tông khi trời mưa hoặc khi bê tông bị ngập nước. Nước dư thừa xâm nhập vào hỗn hợp bê tông làm giảm cường độ nén của nó. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng rỗ bề mặt bê tông sau khi tháo cốp pha.

    Bước 2: Đưa bê tông vào khối đổ.

    Bước 3: Chú ý phải đổ bê tông liên tục, không được ngừng tùy tiện khi chưa có sự cho phép.

    Bước 4: Đưa đầm vào trong theo phương thẳng đứng. Dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông đầm dùi khoảng từ 30cm-50cm. Thời gian đầm bê tông 20 giây-40 giây 1 lần. 

    Bạn nên thao tác đưa và rút đầm từ từ tránh việc tạo ra nhiều bọt khí trong bê tông gây tình trạng lỗ hổng.

    Bước 5: Bảo dưỡng bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha trong 36-48 giờ. 

    Trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu bạn cần theo dõi thời tiết, điều kiện khí hậu để điều chỉnh và đảm bảo giữ ẩm bê tông tới khi đạt được một giá trị cường độ nén nhất định. Khi này bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy đo nhiệt độ hoặc nhiệt ẩm kế để kiểm tra, điều chỉnh kịp thời. 

    Trên đây là những thông tin kiến thức về nguyên nhân bê tông bị rỗ và cách xử lý bê tông bị rỗ. Hy vọng qua bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc và ứng dụng hữu ích trong cuộc sống.

    Nếu bạn có nhu cầu sở hữu máy đo độ ẩm bê tông hay máy đo nhiệt độ độ ẩm chính hãng, chất lượng và bảo hành lâu dài, hãy đến ngay website: maydochuyendung.com của chúng tôi. Hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết nhất!

    306 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn