Tụ điện là gì? Ký hiệu, cấu tạo, công dụng và cách đọc thông số tụ điện
Tụ điện là linh kiện thường gặp trong các loại máy móc, thiết bị điện. Vậy tụ điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như cách đọc thông số trên tụ điện thế nào? Tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp đầy đủ.
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi hai bản cực đặt song song và ngăn cách bởi lớp điện môi (dielectric) - là những chất không dẫn điện như: Giấy, gốm, mica, thủy tinh… Tụ điện có tính chất cách điện một chiều nhưng lại cho dòng điện xoay chiều chạy qua khi xuất hiện sự chênh lệch điện thế nhờ nguyên lý phóng nạp.
Ký hiệu và đơn vị của tụ điện
Nếu bạn đang tìm hiểu tụ điện có ký hiệu là gì? Đơn vị đo tụ điện là gì? Hãy tham khảo thông tin sắp được chia sẻ bên dưới đây.
Tụ điện có ký hiệu là “C”, đây là viết tắt của Capacitior. Điện dung chính là đơn vị đo của tụ điện. Đơn vị của điện dung là Fara (F). Cụ thể hơn, 1 Fara = 1F = 10-6MicroFara = 10-9 NanoFara = 10-12 PicoFara.
Mức điện dung của tụ điện phụ thuộc vào kích thước, kiểu dáng và khoảng cách giữa hai bản tụ cùng với chất điện môi. Sau đây sẽ là công thức tính điện dung của tụ điện.
C = ξ . S / d
Trong đó:
-
C: Ký hiệu điện dung của tụ điện.
-
ξ: Hằng số điện môi của lớp cách điện.
-
D: Độ dày lớp cách điện.
-
S: Diện tích bản cực tụ điện.
Cấu tạo của tụ điện
Như đã đề cập phía trên, tụ điện được cấu tạo bởi hai loại dây dẫn điện dưới dạng tấm kim loại, được đặt song song và ngăn cách bởi một lớp điện môi. Lớp điện môi là các chất không dẫn điện giúp tăng khả tích trữ năng lượng của tụ điện.
Chất cách điện sử dụng trong lớp điện môi sẽ được quy định cho tên gọi của tụ điện. Ví dụ, nếu lớp điện môi được làm từ gốm thì tụ sẽ được gọi là tụ điện gốm.
Xem thêm:
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện, điện áp, tụ điện
- Top 3 đồng hồ đo tụ điện (điện dung) cho kết quả chính xác cao
Nguyên lý hoạt động của tụ điện
Tụ điện hoạt động dựa theo hai quy trình chính là phóng nạp và nạp xả.
-
Nguyên lý phóng nạp: Tụ điện sẽ tích trữ các electron đồng thời phóng điện tích để tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, tụ chỉ có thể tích chứ không sản sinh các điện tích electron.
-
Nguyên lý nạp xả: Đây là nguyên lý đặc trưng của tụ để dẫn dòng điện xoay chiều. Khi mức điện áp của hai bản mạch không biến thiên theo thời gian mà cắm nạp hoặc xả tụ thì rất dễ xuất hiện sự cố nổ có tia lửa điện.
Các loại tụ điện phổ biến
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại tụ điện với kiểu dáng, kích thước, chất liệu khác nhau. Dưới đây sẽ là 4 loại tụ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
-
Tụ hóa: Đây là loại tụ có tính phân cực gồm cực dương (+) và cực âm (-). Trên các loại tụ hóa sẽ có thông số điện dung trong khoảng từ 0,47 µF đến 4700 µF.
-
Các loại tụ giấy, tụ thủy tinh, tụ mica, tụ gốm: Là những loại tụ điện không phân cực âm dương, có hình dẹt. Trị số điện dung của các tụ này thường ở mức rất thấp khoảng 0,47 µF.
-
Tụ xoay: Loại tụ này có khả năng xoay để làm thay đổi giá trị điện dung. Tụ xoay thường được dùng trong các đài radio để chuyển đổi tần số cộng hưởng khi dò các kênh.
-
Tụ Lithium-ion: Dòng tụ này thường được sử dụng trong các dòng pin Li-ion dùng cho các thiết bị điện cầm tay.
Công dụng của tụ điện là gì?
Tụ điện hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh. Vậy công dụng của tụ điện là gì? Tương tự như ắc quy, tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng hiệu quả mà không gây tiêu hao lượng điện.
Đồng thời, với dòng điện xoay chiều tụ cho phép điện áp đi qua và dẫn điện như một điện trở. Điện dung của tụ điện càng lớn, dung kháng càng nhỏ giúp điện áp di chuyển qua tụ nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, tụ điện còn giúp điện áp xoay chiều dễ dàng truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại với mức chênh lệch điện thế. Tụ điện còn giúp lọc điện áp xoay chiều thành 1 chiều nhờ phương pháp bỏ pha âm.
Cách đọc thông số tụ điện chính xác
Với tụ hoá, cách đọc thông số khá đơn giản, giá trị điện dung của tụ hoá thường được ghi trực tiếp trên phần thân tụ.
Đối với tụ gốm, tụ giấy cách đọc có phần phức tạp hơn. Lấy hai chữ số đầu tiên nhân với 10(Mũ số thứ 3 ). Ví dụ, trên tụ gốm có ghi 473K nghĩa là giá trị tụ sẽ là 47 x 103 = 47000p (đơn vị là picoFara) = 47 n Fara = 0.047 µF.
Nếu xuất hiện chữ cái sau mã, ví dụ chữ K hoặc J thì đó là mã dung sai, không phải là đơn vị của điện dung. Các chữ cái này biểu thị sai số của tụ điện.
Hy vọng với những thông tin về tụ điện là gì được cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm đồng hồ vạn năng hay ampe kìm để đo tụ điện, hãy liên hệ Hotline 0904810817 - 0979244335.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn