0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách đo và kiểm tra igbt sống hay chết bằng đồng hồ đo điện vạn năng

thbvn.com 1 năm trước 985 lượt xem

    IGBT được biết tới là linh kiện điện tử hiện đại nhất với chức năng đóng ngắt mạch điện. Vậy IGBT là gì? Cách đo IGBT thực hiện thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về linh kiện này.

    IGBT là gì?

    IGBT là linh kiện bán dẫn transistor có cực điều khiển cách ly công suất 3 cực. IGBT được đánh giá là một công nghệ mới, hiện đại nhất và được ứng dụng hiệu quả trong các thiết bị điện tử.

    IGBT – Linh kiện bán dẫn phổ biến trong các thiết bị điện, điện tử
    IGBT – Linh kiện bán dẫn phổ biến trong các thiết bị điện tử

    IGBT vừa có thể đóng ngắt mạch nhanh như Mosfet vừa có thể chịu được mức tải lớn như Transistor. Chính vì thế, thay vì sử dụng thiết bị chuyển mạch BJT và Mosfet bị hạn chế làm việc ở dòng điện cao thì IGBT là lựa chọn tối ưu giải quyết được vấn đề trên.

    Xem thêmMosfet là gì? Thông tin về Mosfet

    Ứng dụng của IGBT

    Công nghệ IGBT ngày càng được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các thiết bị điện tử như biến tần, máy hàn điện tử, Servo Drive, bếp từ… IGBT được sử dụng nhằm mục đích sau:

    • Điều khiển động cơ một chiều và xoay chiều.

    • Ứng dụng trong hệ thống cung cấp điện không kiểm soát (UPS).

    • Ứng dụng trong nguồn cấp điện có chế độ chuyển mạch (SMPS).

    • Dùng trong gia nhiệt cảm ứng và điều khiển động cơ kéo.

    Cách đo và kiểm tra IGBT bằng đồng hồ vạn năng

    Để kiểm tra IGBT sống hay chết, bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng có thang đo 10K (điện áp kích ngưỡng 9VDC). Cách đo IGBT bằng đồng hồ số và đồng hồ kim tương tự nhau, cụ thể các bước thực hiện như sau:

    Cách đo và kiểm tra IGBT bằng đồng hồ vạn năng
    Cách đo và kiểm tra IGBT bằng đồng hồ vạn năng

    Bước 1: Xả điện áp giữa 3 chân G - C - E, sau đó kết nối que đo đen vào chân C hoặc chân E, que đo đỏ vào chân G. 

    Bước 2: Kiểm tra 2 chân C và E, trong đó có một chiều kim lên. Tiếp tục nối que đen với chân C, que đỏ với chân E. Lúc này, kết quả sẽ là kim không lên với đồng hồ vạn năng kim và không hiển thị kết quả với đồng hồ số. 

    Đo Diode trong IGBT
    Đo Diode trong IGBT

    Bước 3: Kết nối ngược lại, que đo đen với chân E, que đo đỏ với chân C. Nếu màn hình hiển thị số hoặc chỉ thị kim lên, tức là IGBT vẫn hoạt động tốt.

    Bước 4: Tiến hành kiểm tra chân G của IGBT bằng cách kết nối que đo đen với chân G và que đo đỏ với chân C hoặc E. Nếu thang kim lên gần sát vạch hoặc màn hình hiển thị kết quả, nghĩa là C-E vẫn hoạt động tốt.

    Đo độ cách điện chân G của IGBT với chân C và E
    Đo độ cách điện chân G của IGBT với chân C và E

    Bước 5: Tiếp tục kiểm tra hai chân G - C có bị hỏng không. Nối que đo màu đen với chân G, que đo màu đỏ nối với chân C. Nếu kim chỉ thị không lên nghĩa là không có rò rỉ. 

    Bước 6: Ngay khi hoàn thành các bước trên, tiến hành kiểm tra bổ sung và đo lại  lớp tiếp bán dẫn của IGBT.

    IGBT có cấu trúc bán dẫn tương tự như Mosfet, chỉ khác là IGBT có thêm lớp nối với collector tạo thành cấu trúc bán dẫn p-n-p mà không phải n-n như Mosfet. Cách kiểm tra lớp tiếp dẫn của IGBT như sau:

    • Kết nối que đo màu đỏ với chân E, que đo màu đen với chân C. Nếu đồng hồ hiển thị kết quả điện áp dạng abcV nghĩa là IGBT vẫn còn hoạt động tốt. 

    • Kết nối giữa que đo đỏ với chân C, que đo đen với chân E, đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị 0V. 

    Xem thêm:

    Gợi ý mẫu đồng hồ đo IGBT tốt

    Bạn có thể tham khảo một số mẫu đồng hồ đo vạn năng chất lượng cao đang được sử dụng phổ biến để đo IGBT dưới đây. 

    • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009: Một trong những dòng đồng hồ vạn năng đo IGBT chất lượng cao nhất định không được bỏ qua. Với mức giá tham khảo chỉ khoảng 1.030.000 đồng, model này mang tới nhiều chức năng đo đa dạng như đo điện áp DC/AC, đo tần số, điện trở, đo diode… với độ chính xác cao.

    • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256: Một sản phẩm đình đám đến từ thương hiệu Hioki - Nhật Bản. Nổi bật với kết cấu chắc chắn, khả năng chống chịu va đập tốt cùng tính năng đo đa dạng. Ngoài các phép đo cơ bản như đo điện áp, điện trở, đo tần số… Hioki DT4256 còn có khả năng đo diode để kiểm tra IGBT chính xác. Sản phẩm đang có mức giá tham khảo là 3.100.000 đồng, thời gian bảo hành 12 tháng.

    • Đồng hồ vạn năng Fluke 17B+: Thiết bị có thể tiến hành đo điện áp AC/DC tối đa 1000V, đo điện trở tới 40.00 MΩ, đo tần số đạt 100.0 kHz… Bên cạnh đó, đồng hồ Fluke 17B+ còn có khả năng đo diode với độ chính xác cao. Sản phẩm đang có mức giá tham khảo là 3.883.000 đồng.

    Trên đây là toàn bộ thông tin và cách đo IGBT, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị đo điện, liên hệ ngay thbvn.com hoặc maydochuyendung.com theo Hotline 0904810817 - 0979244335 để được tư vấn miễn phí.

    985 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn