Cảm biến là gì? Cấu tạo, các loại cảm biến (sensor) thông dụng hiện nay
Chắc hẳn bạn thường được nghe tới bộ phận cảm biến trong mạch điện tử của thiết bị. Vậy cảm biến là gì? Cấu tạo, phân loại cảm biến (sensor) thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về cảm biến ở bài viết sau.
Cảm biến là gì?
Cảm biến (sensor) là bộ phận điện tử có khả năng nhận biết trạng thái bị biến đổi về hóa học hoặc vật lý trong môi trường khảo sát. Những tín hiệu thu được sẽ được cảm biến chuyển thành tín hiệu điện để dễ dàng thu thập các thông tin về trạng thái của quá trình đó.
Những đại lượng cần đo như nhiệt độ, khoảng cách, áp suất… khi tác động tới sensor sẽ cho đại lượng đặc trưng và mang tính chất điện như điện tích, dòng điện, điện áp. Hầu hết, các loại cảm biến thường được đặt tại vị trí như đầu dò, đầu thu.
Cấu tạo cảm biến sensor
Có đa dạng loại cảm biến nhưng đa số chúng đều có cấu tạo chung. Thông thường, các cảm biến đều được hình thành từ sensor phần tử điện với khả năng biến đổi tính chất theo sự thay đổi của môi trường (đầu dò).
Phân loại cảm biến
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại cảm biến khác nhau về tính chất hay nguyên lý hoạt động. Bạn có thể tham khảo một số loại sensor dựa theo cách phân loại dưới đây.
-
Cảm biến chủ động và cảm biến bị động: Cảm biến chủ động yêu cầu về tín hiệu nguồn bên ngoài hoặc tín hiệu nguồn. Còn cảm biến thụ động thì không đòi hỏi bất cứ tín hiệu kích thích bên ngoài nào mà trực tiếp tạo ra phản ứng đầu ra.
-
Phân loại theo phương tiện phát hiện: cảm biến điện, sinh học, hóa học, phóng xạ...
-
Phân loại theo đầu vào và đầu ra: sensor quang điện, nhiệt điện, điện từ, điện hoá...
-
Phân loại theo công nghệ: Cảm biến analog và cảm biến kỹ thuật số.
-
Cảm biến vật lý: Gồm cảm biến sóng điện từ, ánh sáng, nhiệt độ, áp suất, hồng ngoại, tia X, âm thanh, từ trường...
-
Cảm biến hoá học: Độ ẩm, độ PH, khói, ion...
Xem thêm:
- Loadcell là gì? Cấu tạo, nguyên lý và cách kiểm tra loadcell sống hay chết
- Cách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Các loại cảm biến thông dụng hiện nay
Trong các loại cảm biến kể trên, có một số loại được sử dụng phổ biến hơn cả, gồm:
-
Cảm biến nhiệt: Được biết tới với những tên khác nhau như nhiệt điện trở, dây đo nhiệt độ, cảm biến đo nhiệt độ, sensor nhiệt độ… Khi nhiệt độ thay đổi thì sensor sẽ đo và phát tín hiệu để bộ đọc sẽ tiến hành phân tích và cung cấp kết quả đo là nhiệt độ.
-
Cảm biến quang: Loại cảm biến này có nhiệm vụ phát hiện vật và đo lường khoảng cách, đo tốc độ di chuyển của vật cần đo
-
Cảm biến áp suất: Loại cảm biến này chức năng chính là đo áp suất, áp lực các vật thể như bồn chứa, ống dẫn khí…
-
Cảm biến tiệm cận: Loại cảm biến này sẽ phát ra các trường điện từ và giúp phát hiện các vật thể bằng kim loại phía trước. Sau đó các tín hiệu này sẽ được phát ra thu lại và đưa về bộ điều khiển.
Ứng dụng của Sensor
Cảm biến sensor là bộ phận vô cùng cần thiết trong hệ thống tự động hóa cũng như trong quá trình sản xuất của các nhà máy. Chúng được ứng dụng như sau:
-
Phát hiện và xác định được các tín hiệu điều khiển vào ra.
-
Dùng cảm biến để đo đạc các giá trị.
-
Nhận biết được đại lượng với vật lý cần đo.
-
Kiểm soát hoạt động trong dây chuyền sản xuất, lọc sản phẩm, đếm sản phẩm…
Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn cảm biến (sensor) là gì? Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua đồng hồ vạn năng, ampe kìm hãy liên hệ Hotline 0904810817 - 0979244335 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn