Cảm biến oxy là gì? Cách kiểm tra và đo cảm biến oxy đơn giản
Cảm biến oxy là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống động cơ ô tô. Đây cũng là loại cảm biến được đánh giá là khó kiểm tra và sửa chữa những lỗi liên quan nhất. Vậy cách kiểm tra cảm biến oxy thế nào? Tham khảo hướng dẫn cụ thể dưới đây.
Cảm biến oxy là gì?
Cảm biến oxy (Oxygen Sensor) hay còn được gọi là cảm biến khí thải, là loại cảm biến quan trọng trong hệ thống động cơ ô tô. Cảm biến oxy hoạt động tốt ở khoảng 350 độ C và khi động cơ chưa nổ máy đồng thời ON chìa.
Đa số những dòng xe đời mới hiện nay đều được sử dụng thêm 1 cảm biến oxy phía sau bầu xúc tác khí xả nhằm giám sát quá trình hoạt động của thiết bị này. Cảm biến oxy số 2 thường có mức điện áp đầu ra cố định là 0,45V.
Cảm biến oxy có tác dụng gì?
Cảm biến oxy có chức năng đo nồng độ oxy còn dư trong khí thải sau quá trình cháy sinh công của động cơ ô tô. Thông tin này sẽ được gửi về hộp ECU để phân tích tỷ lệ oxy nhiều hay ít, từ đó ra tín hiệu và giúp động cơ điều chỉnh mức phun nhiên liệu phù hợp, vừa đảm bảo hiệu suất vận hành vừa đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải.
Cấu tạo cảm biến oxy
Cảm biến oxy có cấu tạo khá đơn giản và thường được chia thành 2 loại chính sau:
-
Cảm biến nung nóng (Heated): Loại cảm biến này sẽ được lắp một điện trở bên trong nhằm sấy nóng bộ cảm biến. Giúp cảm biến oxy nhanh chóng tiến tới nhiệt độ làm việc (600 - 650 độ F) hoặc (315 - 343 độ C) để sản sinh ra điện thế và truyền về trung tâm điều khiển ECU.
-
Cảm biến không nung nóng (unheated): Loại cảm biến oxy này không lắp điện trở và sẽ đợi thiết bị tự nóng cho đến khi đạt đến nhiệt độ làm việc. Hiểu đơn giản là khi bắt đầu di chuyển xe, cảm biến không nung nóng chưa hoạt động, chính vì thế trong thời gian chờ xe phải chạy với lượng hòa khí nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn.
Xem thêm:
- Cảm biến nhiệt độ là gì? Các loại phổ biến và cách đo cảm biến nhiệt
- Cảm biến là gì? Cấu tạo và các loại cảm biến (sensor) thông dụng hiện nay
Nguyên lý làm việc của cảm biến oxy
Động cơ xả khí ra bên ngoài sẽ đi qua các đường ống được lắp sẵn cảm biến oxy. Khi đó, cảm biến oxy sẽ phát sinh dòng điện tín hiệu tỉ lệ nghịch với hàm lượng oxy có trong khí thải để truyền về trung tâm điều khiển ECU. Nếu hàm lượng oxy càng thấp thì dòng điện tín hiệu truyền về ECU càng cao và ngược lại.
Hàm lượng oxy có trong khí thải ở mức cao thì dòng điện tín hiệu sẽ trên 0.1V. Khi lượng oxy trong khí thải thấp thì dòng điện tín hiệu sẽ ở mức cao 0.9V. Lúc này, ECU sẽ điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu phù hợp để lượng xăng vừa đủ và đạt tiêu chuẩn.
Nguyên nhân khiến cảm biến oxy bị lỗi
Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc cảm biến oxy xảy ra lỗi. Vì thế, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng của cảm biến trước khi tiến hành kiểm tra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến oxy sensor bị hỏng, đa phần là do chất lượng nhiên liệu đầu vào kém, tạo ra nguồn khí thải độc hại gây phá hủy các bộ phận cảm biến.
Ngoài ra, còn một số lý do khác cũng có thể gây ảnh hưởng tới cảm biến oxy như đứt dây điện, cảm biến bị cong vẹo hoặc bị gãy…
Cách nhận biết cảm biến oxy bị lỗi
Một số dấu hiệu cho thấy xe của bạn đang bị hỏng cảm biến oxy:
-
Xe bị hao xăng nhanh chóng
-
Khí thải của xe có mùi xăng sống
-
Đèn kiểm tra nhiên liệu (Check Engine) liên tục bật sáng.
Cách đo kiểm tra cảm biến oxy còn sống hay chết
Để đo và kiểm tra cảm biến oxy còn sống hay chết, người ta thường sử dụng đồng hồ VOM có chức năng đo điện áp. Nếu bạn đang cần tìm một dòng đồng hồ đo cảm biến oxy chất lượng cao, đem lại kết quả chính xác thì không thể bỏ qua các thương hiệu nổi tiếng như đồng hồ vạn năng Hioki và đồng hồ vạn năng Kyoritsu.
Cách đo cảm biến oxy 4 dây, 3 dây, 2 dây hay cách kiểm tra cảm biến ô tô, xe máy tương tự nhau. Vậy nên, bạn có thể tham khảo chung cách đo kiểm tra cảm biến oxy theo các bước hướng dẫn dưới đây.
Hướng dẫn đo cảm biến oxy trong động cơ
Bước 1: Xoay đồng hồ VOM tới thang đo điện áp DC dưới 1V. Sau đó cắm que đo màu đen vào cổng COM, que do màu đỏ vào cổng V.
Bước 2: Nối hai đầu của que đo với hai cực của cảm biến oxy. Que đo màu đỏ nối với cực dương của cảm biến, que đo màu đen nối với cực âm của cảm biến.
Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Lúc này sẽ có những trường hợp sau xảy ra:
-
Cảm biến oxy trong khoảng 0.4V - 0.45V: Động cơ nóng, máy đã được bật nhưng không khởi động.
-
Cảm biến oxy là 0.5V: Khi máy đang chạy, khóa xe vặn ở mức ON và nhả chân ga.
-
Cảm biến oxy là từ 0.1V - 0.2V: Khi máy nguội, chìa khóa xe vẫn vặn ở mức ON.
-
Cảm biến oxy là từ 0.1V - 0.9V: Máy hoạt động bình thường.
-
Nếu đồng hồ đo vạn năng không hiển thị kết quả hoặc kết quả đo được lệch nhiều so với yêu cầu kể trên, tức là cảm biến oxy đã bị hỏng và cần thay thế.
Cách kiểm tra cảm biến oxy rời
Đối với cảm biến có thể tháo rời ra khỏi động cơ, cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kẹp để cố định cảm biến oxy, sau đó kết nối dây đo của đồng hồ VOM vào hai cực của cảm biến.
Bước 2: Dùng mỏ hàn đốt nóng phần đầu của cảm biến, sau đó quan sát kết quả đo hiển thị trên đồng hồ.
-
Khi cảm biến đủ nóng, mức điện áp đạt khoảng 0.6V và duy trì liên tục trong 20 giây.
-
Khi dừng mỏ hàn, mức điện thế giảm còn 0.1V/s.
-
Nếu kết quả đo được chênh lệch quá nhiều nghĩa là cảm biến oxy đang gbị lỗi và cần sửa chữa hoặc thay thế.
Bài viết này giải đáp toàn bộ thắc mắc cảm biến oxy là gì? Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy? Ngoài ra, nếu bạn quan tâm tới các thiết bị đo điện, hãy liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được tư vấn nhanh nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn