Cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp - dân dụng đúng kỹ thuật
Đối với các khu công nghiệp sử dụng điện 3 pha thì tủ điện 3 pha là một trong những thiết bị không thể thiếu. Nếu bạn chưa biết cách đấu tủ điện 3 pha thế nào cho hợp lý? Hãy tham khảo bài hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Tủ điện 3 pha là gì?
Tủ điện 3 pha thường được dùng trong các nhà máy, xưởng sản xuất hay ở các tòa chung cư. Tuy nhiên, hiện có khá nhiều hộ gia đình cũng dùng tủ điện 3 pha.
Tủ điện 3 pha công nghiệp thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật và có kích thước lớn. Phần vỏ được làm từ kim loại như tôn, thép, inox và được phủ một lớp sơn cách điện bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Tủ điện là gì? Tìm hiểu các loại tủ điện phổ biến hiện nay
Cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp và dân dụng
Để đấu tủ điện không chỉ cần có sơ đồ tủ điện công nghiệp mà đòi hỏi người dùng cũng cần biết cách đọc bản vẽ tủ điện. Dưới đây là 6 bước đấu tủ điện công nghiệp cơ bản:
Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn thiết bị điện thích hợp
Cần lựa chọn tủ điện 3 pha phù hợp cho hệ thống điện tòa nhà, nhà xưởng. Xác định số lượng phụ tải, số nhanh cần phân phối từ có thể tính toán được thông số cũng như số lượng aptomat, dây dẫn cần thiết.
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị điện, sơ đồ đấu tủ điện 3 pha
Việc thiết kế sơ đồ nguyên lý hoạt động và bố trí thiết bị điện của tủ điện 3 pha công nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Tủ điện 3 pha cần được thiết kế sao cho đáp ứng các tính năng cần thiết trong quá trình vận hành.
Quá trình vẽ sơ đồ tủ điện 3 pha cần cẩn trọng, tỉ mỉ, tránh xảy ra sai sót. Để vẽ sơ đồ tủ điện chính xác nhất, bạn có thể dùng các công cụ hay phần mềm để thiết kế, ví dụ như phần mềm Cad Electric.
Xem thêm: Cách đo, kiểm tra biến áp sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Gia công và lắp đặt vỏ của tủ điện
Đây là bước không kém phần quan trọng trong việc đấu tủ điện 3 pha công nghiệp. Hãy sử dụng các công cụ như máy cưa, máy khoan, máy mài để gia công các thiết bị trên mặt tủ điện.
Khi gia công, lắp ráp tủ điện cần lưu ý một số điều sau:
-
Các thiết bị đo điện, đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị phải đặt ngang tầm mắt để thuận tiện trong việc vận hành và quan sát.
-
Các thiết bị điều khiển như công tắc hay nút bấm cần đặt phía dưới hoặc ngang ngực.
-
Vỏ tủ cần có thêm các vị trí khoan khoét thông ra bên ngoài như vị trí đấu dây vào, lưới che chắn, quạt thông gió…
Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện 3 pha
Công tác thiết kế và bố trí tủ điện 3 pha cần đảm bảo theo nguyên tắc nhất định. Quá trình sắp xếp cần đảm bảo độ chính xác, khoa học, tính thẩm mỹ và tiết kiệm dây dẫn.
Một số tiêu chí cần chú ý khi đấu tủ điện 3 pha công nghiệp:
-
Hệ thống cáp nối hợp lý, gọn gàng.
-
Các dây nguồn cần đảm bảo tải cho thiết bị.
-
Các dây điện phải được bọc cách nhiệt.
-
Bố trí đúng vị trí đèn báo phía trên, công tắc đặt cùng một hàng ngang, nút ấn và công tắc đặt phía dưới.
Đấu dây dẫn cho tủ điện
Khi đấu dây cần thao tác cẩn thận, đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
-
Đầu cốt phải được phân màu và đánh số thứ tự rõ ràng.
-
Dây tín hiệu và dây mạch lực bắt buộc phải có vỏ bọc để chống nhiễu.
-
Đấu dây mạch động lực trước sau đó tới dây điều khiển.
-
Dây mạch lực phải vuông góc với dây điều khiển.
Cấp nguồn điện và chạy không tải
Cần kiểm tra thật kỹ trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện hoạt động. Đồng thời, cấp điện cho tủ điện công nghiệp làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp, mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Trong quá trình đấu nối và kiểm tra tủ điện, hãy trang bị thêm đồng hồ vạn năng, ampe kìm để đảm bảo an toàn nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn