0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cách kiểm tra transistor còn sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

thbvn.com 10/12/2022 6517 lượt xem

    Kiểm tra Transistor mạch điện thường xuyên sẽ giúp người dùng xác định được tình trạng và độ an toàn điện trước khi sử dụng. Có nhiều phương pháp kiểm tra trong đó đồng hồ vạn năng được lựa chọn hàng đầu. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra Transistor bằng đồng hồ vạn năng.

    Transistor là gì? Nguyên nhân khiến Transistor bị chập, hỏng

    Transistor (bóng bán dẫn) là loại linh kiện bán dẫn chủ động. Đây là một trong những linh kiện điện tử không thể thiếu trong cấu trúc mạch máy tính, điện thoại, tivi và các thiết bị điện tử khác. Transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện giúp khuếch đại và điều chỉnh các tín hiệu, điện áp, tạo dao động.

    Tìm hiểu về Transistor là gì
    Tìm hiểu về Transistor là gì

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến Transistor bị hư hỏng, chập cháy như:

    • Do yếu tố nhiệt độ và độ ẩm

    • Do đo điện áp nguồn tăng cao

    • Do chất lượng của transistor không đảm bảo

    • Do sử dụng Transistor không đúng cách…

    Hướng dẫn cách kiểm tra chân Transistor

    Trước khi kiểm tra Transistor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng, cần xác định được chân của Transistor. Mỗi bóng bán dẫn sẽ sở hữu 3 chân là b-c-e, cách kiểm tra như sau:

    Xác định chân B của Transistor

    Bước 1: Xoay núm vặn tới thang đo điện trở x1 Ohm.

    Bước 2: Đo ngẫu nhiên 1 trong 3 cặp chân của transistor, sau đó đảo chiều lại que đo.

    Bước 3: Ghi lại kết quả đo được của 2 cặp chân, trong đó 2 cặp chân cần có giá trị bằng nhau. Lúc này sẽ  thấy 2 cặp chân có 1 chân chung. Chân chung này chính là chân B của transistor. Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

    • Trường hợp 1: Nếu que đo đen của đồng hồ vạn năng đặt ở chân chung (chân B) thì que đỏ sẽ đo ở 2 chân còn lại. Trong trường hợp này, transistor là loại NPN, có nghĩa là bóng ngược. 

    • Trường hợp 2: Nếu que đo màu đỏ của đồng hồ đặt ở chân chung (chân B) thì que đo đen sẽ để ở các chân còn lại. Trường hợp này, transistor là loại PNP - bóng thuận. 

    Cách xác định chân B-C-E của Transistor
    Cách xác định chân B-C-E của Transistor

    Xác định chân C-E 

    Sau khi xác định được chân B, tiếp tục xác định chân E và chân C của transistor theo các bước sau:

    Bước 1: Xoay núm vặn tới thang đo 10k

    Bước 2: Tiếp tục đo 2 chân còn lại và đảo chiều que đo.

    Bước 3: Chờ kết quả đo. Nếu giá trị đo vô cùng thì bỏ qua. Còn nếu đồng hồ VOM ra giá trị điện trở cụ thể, xét hai trường hợp sau:

    • Trường hợp 1: Transistor loại NPN, que màu đỏ sẽ ở chân C, que màu đen là chân E.

    • Trường hợp 2: Khi transistor loại PNP, que màu đỏ là chân E, que màu đen là chân C. 

    Xem thêmCách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, hiệu quả

    Cách kiểm tra Transistor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Như đã xác định chân Transistor bên trên mà chúng ta sẽ có các bước kiểm tra khác nhau:

    • Bước 1: Xoay núm vặn tới thang đo điện trở X1Ω.
    • Bước 2: Thực hiện 2 phép đo thuận từ B sang C và từ B sang E, kim đồng hồ lên.

    • Bước 3: Thực hiện 2 phép đo ngược chiều vào hai chân BC và BE, kim không lên.

    • Bước 4: Thực hiện đo chân transistor C và E, kim không lên.

    Kiểm tra Transistor còn sống hay chết
    Kiểm tra Transistor còn sống hay chết

    Sau khi kết thúc 4 bước, nếu các phép đo có kết quả đúng như trên thì nghĩa là transistor của thiết bị vẫn còn hoạt động tốt. Nếu kết quả phép đo ra giá trị vô cùng thì có thể kết luận Transistor này bị chập.

    Lưu ý: Bạn có thể sử dụng cả đồng hồ vạn năng số và kim để thực hiện kiểm tra transistor. Tuy nhiên, đối với đồng hồ số bạn cần đưa thang đo điện trở tới  thang X10K.

    Xem thêm

    Một số đồng hồ vạn năng đo Transistor tốt

    • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009: Không chỉ có khả năng kiểm tra Transistor, đo diode mà Kyoritsu 1009 còn cung cấp phép đo dòng điện, đo điện áp, thông mạch với độ chính xác cao. Hiện sản phẩm đang có mức giá tham khảo chỉ 1.030.000 đồng và được đông đảo người dùng lựa chọn.
    • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061: Sản phẩm mang tới đa dạng chức năng đo như đo dòng điện tối đa 10A, đo điện áp tới 1000V, đo điện trở, tần số, kiểm tra bóng bán dẫn… Với mức giá tham khảo 10.800.000 đồng, thiết bị đáp ứng đa tính năng và an toàn cho người sử dụng.
    • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4253: Hioki DT4253 có thể kiểm tra transistor tối đa 5.0 V, dòng điện tối đa 0.5 mA. Mức giá tham khảo chỉ 4.800.000 đồng, tích hợp đa dạng tính năng đo lường phù hợp với đại đa số đối tượng người dùng.

    Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra transistor còn sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn mua sản phẩm phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được giải đáp nhanh chóng.

    6517 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn