CAT là gì? Các cấp độ đo lường CAT trên thiết bị đo điện
CAT là một ký hiệu thường thấy trên các thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng hay ampe kìm. Vậy CAT là gì? Ký hiệu này có ý nghĩa thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
CAT là gì?
CAT là viết tắt của “Category” - Đây là một thuật ngữ để chỉ cấp độ hay các nhóm của đo lường điện hiện nay. CAT trong đo lường điện có thể hiểu đơn giản là các cấp bảo vệ cho người dùng. Đồng thời, CAT dùng để chỉ khả năng hạn chế điện áp, đảm bảo ngăn chặn các sự cố như quá tải, chập điện trong quá trình sử dụng.

CAT được viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), hiệp hội tiêu chuẩn Canada (CSA) và hội đồng kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đã thống nhất đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt với nhiều cấp độ đối với những thiết bị kiểm tra điện. Các tiêu chuẩn cấp độ của CAT được tính theo những trị số có trước như điện trở, điện cảm, điện dung mẫu…
Vai trò của cấp độ đo lường CAT
Cấp độ đo lường CAT xác định khả năng của thiết bị đo điện trong việc chịu đựng các xung điện áp quá độ tại các vị trí đo khác nhau trong hệ thống điện. Việc lựa chọn thiết bị đo có cấp độ CAT phù hợp không chỉ bảo vệ người sử dụng khỏi nguy cơ điện giật mà còn ngăn ngừa hư hỏng thiết bị, đảm bảo độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị đo.

Cấp độ CAT càng cao, khả năng chịu đựng các xung điện áp đột ngột càng lớn, giúp bảo vệ người dùng và thiết bị tốt hơn. Do đó, người dùng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa các cấp độ CAT để chọn đúng thiết bị đo phù hợp.
Xem thêm:
- RMS là gì? True RMS là gì? Tác dụng của chúng trong đo lường điện
- Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện
Phân loại các cấp độ CAT
Cấp độ CAT được chia thành bốn mức chính: CAT I, CAT II, CAT III và CAT IV. Mỗi cấp độ phản ánh khả năng chống chịu các xung điện áp ở từng môi trường đo khác nhau.
CAT I
Cấp độ đo lường CAT I gồm những mạch điện tử được bảo vệ cẩn thận. Do đây là mức bảo vệ thấp nhất nên CAT I chỉ phù hợp cho các thiết bị không tiếp xúc trực tiếp với lưới điện. Mức điện áp phù hợp CAT I tương ứng với các đường truyền tín hiệu, các thiết bị đặc biệt… được cung cấp bởi nguồn điện áp thấp theo quy định.
CAT II
Cấp bảo vệ CAT II cho phép được thực hiện đo lường trên những thiết bị cầm tay, các module hay thiết bị gia dụng… Tuy nhiên, mức điện áp của những thiết bị đo này không được vượt quá 2500V. Ví dụ, đồng hồ vạn năng có tiêu chuẩn CAT II 300V sẽ đo được những thiết bị điện có mức điện áp <300V.

Một số sản phẩm có cấp đo lường CAT II như: ampe kìm Hioki 3280-10F, đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R, ampe kìm Kyoritsu 2200…
CAT III
Cấp III chuyên áp dụng để đo các đường dây phân phối của hệ thống phụ tải. Mức điện áp cấp này gồm các mạch 480V hoặc 600V như mạch điện 3 pha, trung tâm cung cấp điện, phụ tải nhỏ và tủ phân phối…

Cấp độ CAT III này chủ yếu là các phụ tải lớn. Các phụ tải này có thể tự tạo ra được các xung quá áp đỉnh nhọn chỉ trong thời gian ngắn.
Một số sản phẩm có cấp đo lường CAT III như Hioki DT4256, Kyoritsu 1009, Kyoritsu 2117R…
CAT IV
Cấp CAT IV chính là cấp độ cao nhất trong tất cả các cấp đo đường CAT. CAT IV là những thiết bị đo được các điện áp ở đầu nguồn chính nhằm phân phối điện tới những nơi sử dụng điện cấp dưới.

Một số sản phẩm có cấp đo lường CAT III như đồng hồ đo Fluke 87V, Kyoritsu 2200R, Kyoritsu 1021R…
Bạn có thể tham khảo thêm bảng thông số về mạch điện của từng cấp độ đo lường dưới đây để hiểu rõ hơn:
Các mức điện áp |
Quá áp chuyển tiếp |
|||
CAT IV |
CAT III |
CAT II |
CAT I |
|
150V |
4000V |
2500V |
1500V |
800V |
300V |
6000V |
4000V |
2500V |
1500V |
600V |
8000V |
6000V |
4000V |
2500V |
1000V |
12000V |
8000V |
6000V |
4000V |
Trở kháng |
2 Ohms |
2 Ohms |
12 Ohms |
30 Ohms |
Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về CAT là gì cùng các thiết đo lường điện CAT hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được hỗ trợ sớm nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn