0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

thbvn.com 29/10/2022 3186 lượt xem

    Mỗi đồng hồ đo điện đều cung cấp chỉ số cấp chính xác RDG trong bảng thông số kỹ thuật. Vậy RDG có nghĩa là gì? Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện thế nào? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

    RDG là gì?

    RDG có thể hiểu đơn giản là độ chính xác của các thiết bị đo điện tử. Đây là đại lượng được dùng để so sánh sự khác biệt giữa giá trị đo được và giá trị thực trong một điều kiện tham chiếu.  Độ chính xác RDG được ghi theo định dạng như sau: (± xx% rdg ± xx dgt)

    Trong đó:

    • ± xx%: là tỷ lệ mỗi phần trăm kết quả đọc, tỷ lệ với đầu vào. 

    • ± xx: là phần số được biểu thị, là hằng số bất kể đầu vào. 

    Tìm hiểu ý nghĩa ký hiệu RDG trong đồng hồ đo điẹn
    Tìm hiểu ý nghĩa ký hiệu RDG trong đồng hồ đo điện

    Trong hướng dẫn sử dụng sẽ liệt kê độ chính xác là dạng: ±% rdg. Ví dụ, độ chính xác của một đồng hồ vạn năng tại thang đo điện áp DC là ± 1%, điện áp thực là 1.00V. Lúc này, thiết bị sẽ có giá trị đọc là 1.00 V ± 1% hoặc dao động từ 0.99 V đến 1.01 V.

    Tuy nhiên, với các dòng đồng hồ điện tử, độ chính xác cơ bản không bao gồm hoạt động bên trong của ADC và các mạch xử lý tín hiệu tương tự. Tùy theo từng chức năng mà các dạng mạch này có phi tuyến, dung sai và giá trị offset khác nhau.

    Khi đồng hồ vạn năng làm việc trong điều kiện nhiễu sóng, nhiễu tín hiệu có thể ảnh hưởng ít nhiều tới độ phân giải của thiết bị. Vì thế, trong trường hợp này, để cung cấp tới người dùng thiết bị đo có giá trị chính xác hơn, nhà sản xuất đã giải nghĩa độ chính xác theo công thức sau: Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)

    Trong đó:

    • Rdg (reading): giá trị thực của tín hiệu mà DMM đo được.

    • LSD (least significant digit): chữ số có nghĩa nhỏ nhất.

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện là gì?

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện vạn năng có thể hiểu là đơn vị nhỏ nhất phản ánh các giá trị dòng và điện áp của thiết bị trong điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 

    Cấp chính xác cảng nhỏ, độ chính xác khi đo càng cao
    Cấp chính xác cảng nhỏ, độ chính xác khi đo càng cao

    Các đặc trưng trong đo lường dùng để phân loại các cấp độ chính xác của thiết bị gồm: sai số cơ bản, sai số phụ, độ hồi sai, độ không ổn định… Cấp chính xác càng nhỏ đồng nghĩa mức sai số càng thấp, kết quả đo chính xác cao.

    Xem thêmGiải đáp ý nghĩa ký hiệu của đồng hồ vạn năng

    Các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của đồng hồ đo

    Cấp chính xác của đồng hồ đo điện thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời gian, độ ẩm, nhiệt độ… thậm chí là do thiết bị đo.

    Thời gian hoạt động

    Thông thường, một chiếc đồng hồ VOM sẽ có tuổi thọ từ 5 năm tới 10 năm. Trong quá trình sử dụng, việc để thiết bị đo hoạt động liên tục cũng có thể ảnh hưởng tới mạch điện tử hoặc con chip. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến đồng hồ đo gặp sự cố sai số. Lúc này, bạn sẽ cần hiệu chỉnh và sửa lại đồng hồ hoặc thay thế thiết bị đo mới. 

    Độ ẩm và nhiệt độ

    Một lưu ý cần nhớ đó là không nên sử dụng thiết bị đo này trong những môi trường có nhiệt độ, độ ẩm cao hơn mức quy định của nhà sản xuất. Bởi nhiệt độ hay độ ẩm vượt quá mức cho phép có thể gây hỏng hóc tới các linh kiện điện bên trong như màn hình, mạch điện tử dẫn đến những sai số. 

    Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đo điện
    Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ đo điện

    Ví dụ: Một đồng hồ đo điện Hioki có phạm vi nhiệt độ hoạt động từ  -20 °C đến + 55 °C. Nghĩa là, thiết bị đó hoạt động tốt nhất trong mức nhiệt độ từ  -18 °C đến + 40°C, độ ẩm tương đối thích hợp từ 80% - 90%. 

    Chất lượng đồng hồ vạn năng

    Nếu mua phải các sản phẩm kém chất lượng thì không chỉ có độ chính xác không cao mà còn kém an toàn khi sử dụng. Chính vì thế, bạn nên chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín hay địac chủ cung cấp đáng tin. Một số dòng máy đo điện mà bạn có thể  tham khảo như: Kyoritsu 1021R, Hioki DT4256, Fluke 17B+...

    Xem thêmCách sửa đồng hồ vạn năng bị hỏng đơn giản

    Cách tính sai số đơn giản của đồng hồ vạn năng

    Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn cách tính sai số của từng dòng đồng đồng hồ đo chỉ thị kim và đồng hồ đo điện tử.

    Hướng dẫn tính sai số đồng hồ đo điện tử

    Sai số ở đồng hồ vạn năng số sẽ được tính ở tất cả các thang đo và không tính dấu chấm cách. Tùy vào từng loại đồng hồ mà chữ số hiển thị có thể là 3 số, 4 số, 5 hoặc 6 số. Giá trị thực của đồng hồ sẽ được tính theo 100V, 101V, 102V, 103V, 104V, 105V. 

    Cách tính sai số của đồng hồ đo điện tử
    Cách tính sai số của đồng hồ đo điện tử

    Ví dụ: Khi điều chỉnh đồng hồ đo điện tới thang đo 3 1/2 số để đo dòng điện DC 200V và đo điện áp DC 100V thì sai số sẽ được tính 100V + 5 = 105V. Còn nếu dùng thang đo điện áp DC 20V để đo điện áp DC 10V thì sai số sẽ được tính bằng 10V + 0.05 = 10,05V.

    Xem thêmCách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện, điện áp, tụ điện

    Hướng dẫn tính sai số của đồng hồ vạn năng kim

    Sai số của đồng hồ vạn năng kim được tính bằng đơn vị %, mức sai số sẽ được tính theo thang đo đang được sử dụng.

    Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng kim
    Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng kim

    Ví dụ: Nếu đồng hồ kim đang ở thang đo điện áp DC 250V thì sai số sẽ được tính là 250V: 100 x 1 (%) = 2.5V. Như vậy, kết quả đo được có sai số khoảng ± 2.5V. Trong trường hợp bạn sử dụng thang đo điện áp DC 10V thì sai số sẽ là 10V: 100 x 1 (%) = 0.1V. Kết quả đo được có sai số khoảng ± 0.1V.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về cấp chính xác là gì? Cách tính sai số đơn giản cho đồng hồ đo điện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được tư vấn sớm nhất.

    3186 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn