0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Công tắc tơ là gì? Cấu tạo công dụng, cách đấu và kiểm tra công tắc tơ

thbvn.com 1 năm trước 7038 lượt xem

    Công tắc tơ là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách đấu công tắc tơ thế nào? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về những thông tin này, tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

    Công tắc tơ là gì?

    Công tắc tơ (Contactor) là khí cụ điện hạ áp được dùng để đóng/ngắt các mạch điện động lực từ xa hoặc bằng tay hoặc tự động. Việc đóng, cắt công tắc tơ có tiếp điểm được thực hiện bằng nam châm điện, khí nén hay thủy lực. 

    Contactor (công tắc tơ)
    Contactor (công tắc tơ)

    Có nhiều người nhầm lẫn công tắc tơ là khởi động từ. Tuy nhiên, chúng lại là hai linh kiện khác nhau, bởi khởi động từ là công tắc tơ được gắn thêm relay nhiệt giúp bảo vệ quá tải. Trong khi đó, công tắc tơ chính là một loại relay đặc biệt và có thể mang dòng điện lớn hơn relay.

    Ký hiệu công tắc tơ

    Trên thị trường có rất nhiều loại contactor khác nhau và dưới đây sẽ là ký hiệu của chúng.

    • R/S/T: Ký hiệu dòng điện đầu vào của contactor.

    • U/V/W: Ký hiệu dòng điện đầu ra của động cơ 

    • L1/L2/L3: Ký hiệu 3 pha nóng.

    • 1/3/5: Ký hiệu lần lượt của 3 cặp tiếp điểm.

    • 2/4/6: Ký hiệu của 3 cặp tiếp điểm.

    • T1/T2/T3: Ký hiệu lần lượt của mạch động lực 3 pha lửa.

    • 43NO / 31NC; 32 NC / 44 NO: Ký hiệu chỉ các tiếp điểm phụ của con công tắc tơ. Trong đó, cặp tiếp điểm 31 và 32 thường là cặp tiếp điểm đóng, còn tiếp điểm 43 và 44 thường mở.

    Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tắc tơ

    Về cấu tạo

    Cấu tạo của công tắc tơ bao gồm có 8 bộ phận chính:

    Cấu tạo của contactor
    Cấu tạo của contactor
    • Nam châm điện: Được tạo bởi các lá thép mỏng ghép lại với nhau.

    • Cuộn dây: Quấn quanh phần lõi thép để tăng lực hút, tạo ra từ trường quanh nam châm.

    • Lõi thép (mạch từ): tương tự nam châm điện, bộ phận này có cấu tạo gồm 2 phần chính là phần cố định và phần nắp di động.

    • Lò xo phản lực: có nhiệm vụ đưa phần nắp di động trở về vị trí ban đầu khi ngừng cấp điện vào cuộn dây của contactor.

    • Tiếp điểm di động: Được tạo thành từ những vật liệu dẫn điện tốt như đồng.

    • Tiếp điểm tĩnh: Cho phép dòng điện chạy qua.

    • Tiếp điểm động lực: là bộ phận tiếp nhận nguồn điện cấp vào.

    • Nguồn điều khiển: Nguồn cấp vào cuộn dây.

    Về nguyên lý làm việc

    Khi cấp nguồn điện điều khiển một điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của contactor, lực từ được tạo ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín. Lúc này Contactor sẽ ở trạng thái hoạt động.

    Bộ phận liên động giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ khiến cho tiếp điểm chính của Contactor đóng lại. Tiếp điểm phụ sẽ thay đổi trạng thái, từ đóng thành mở ra hoặc từ mở sẽ đóng lại và duy trì trạng thái. Khi ngừng cấp điện cho cuộn dây, công tắc tơ sẽ ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.

    Xem thêm

    Công dụng của công tắc tơ

    Contactor được sử dụng phổ biến trong những công việc sau:

    Ứng dụng của contractor
    Ứng dụng của contractor
    • Điều khiển các công trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng lớn. 

    • Contactor được dùng để cấp nguồn cho động cơ điện. 

    • Contactor chân không được sử dụng để đóng gói các tiếp điểm để dập hồ quang.

    • Contactor còn được dùng làm rơle thủy ngân, rơ le thấm thủy ngân… 

    Cách kiểm tra contactor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Để kiểm tra công tắc tơ còn sống hay chết, người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng. Cách kiểm tra contactor thực hiện như sau:

    Cách kiểm tra contactor sống hay chết
    Cách kiểm tra contactor sống hay chết
    • Bước 1: Ngắt tất cả nguồn điện của hệ thống, thiết bị đấu nối với công tắc tơ, sau đó lấy công tắc tơ ra.
    • Bước 2: Kết nối que đo màu đen với chân COM, que đo đỏ với ổ cắm Ohms.
    • Bước 3: Điều chỉnh đồng hồ vạn năng tới thang đo điện trở x10.
    • Bước 4: Tiến hành kiểm tra cuộn hút bằng cách đặt 2 que đo của đồng hồ VOM vào 2 đầu cuộn hút. Giá trị đo được chính là điện trở của cuộn dây.
    • Bước 5: Kiểm tra 3 cặp tiếp điểm chính. Khi chưa tác động công tắc trên contactor, nếu chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm, đồng hồ sẽ chỉ Ohms vô cùng. Khi nhấn công tắc trên contactor, nếu chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm đồng hồ chỉ 0 Ohms thì nghĩa là công tắc tơ vẫn hoạt động tốt.
    • Bước 6: Kiểm tra cặp tiếp điểm thường đóng của mạch điều khiển. Nếu chưa tác động công tắc đồng hồ đo chỉ 0 Ohms, còn khi tác động công tắc trên contactor đồng hồ đo chỉ vô cùng, thì nghĩa là công tắc tơ vẫn hoạt động tốt.
    • Bước 7: Tiếp tục kiểm tra cặp tiếp điểm thường mở. Nếu nhấn công tắc trên contactor, đồng hồ đo chỉ 0 Ohms, nghĩa là mạch thường đóng và thường mở vẫn còn hoạt động tốt.

    Cách đấu công tắc tơ đơn giản

    Cách đấu contactor 1 pha

    Hình ảnh dưới đây sẽ minh họa chi tiết cách đấu dây công tắc tơ 1 pha trong dây chuyền sản xuất.

    Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha
    Sơ đồ đấu dây contactor 1 pha

    Nguồn điện 1 pha chỉ có 2 dây nóng/lạnh hay còn gọi là dây mát/ dây lửa. Ta cấp nguồn này vào các chân A1 – A3, còn 2 chân A2 và A3 ta đấu nối với tải.

    Cách đấu contactor 3 pha

    Tương tự như công tắc tơ 1 pha, sơ đồ đấu dây công tắc tơ 3 pha như sau:

    Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha
    Sơ đồ đấu dây contactor 3 pha

    Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn công tắc tơ là gì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy tham khảo thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được tư vấn miễn phí.

    7038 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn