0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Biến trở là gì? Ký hiệu, công dụng và cách đo biến trở

thbvn.com 14/12/2022 1273 lượt xem

    Biến trở (chiết áp) là linh kiện được ứng dụng phổ biến trong các mạch điện, thiết bị điện. Vậy biến trở là gì? Công dụng của biến trở là gì? Cách đo và mắc biến trở vào mạch điện thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích về biến trở cho bạn.

    Biến trở là gì?

    Biến trở hay còn có tên gọi khác là chiết áp - một linh kiện điện tử có khả năng chuyển đổi mức điện áp theo ý muốn với mức điện trở thuần. Trong đó, biến trở còn có thể điều chỉnh cường độ dòng điện được lắp đặt trong mạch điện. 

    Hình ảnh biến trở
    Hình ảnh biến trở

    Hiện chiết áp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được ứng dụng nhiều trong thực tế như: điều chỉnh âm lượng tivi, radio, tốc độ quay của quạt, độ sáng bóng đèn... 

    Biến trở ký hiệu là gì?

    Khi tìm hiểu biến trở là gì, chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc biến trở ký hiệu là gì? Việc hiểu ký hiệu của biến trở sẽ giúp bạn dễ dàng đọc và nhận biết được các linh kiện có trong mạch điện hay thiết bị điện.

    Ký hiệu biến trở trong sơ đồ mạch điện
    Ký hiệu biến trở trong sơ đồ mạch điện

    Dưới đây là hình vẽ biến trở và ký hiệu biến trở trong sơ đồ mạch điện. 

    Công dụng của biến trở?

    • Chiết áp: giúp điện áp trong mạch giảm dần bằng với mức điện áp nguồn. Nguyên lý hoạt động này thường được ứng dụng trong những mạch cần kiểm soát điện áp bằng biến trở.

    • Điều chỉnh dòng: Nhiệm vụ chính là tăng hoặc giảm dòng điện khi di chuyển tới vị trí lắp đặt thiết bị.

    • Tinh chỉnh mạch: Giá trị của dòng điện sẽ được thay đổi, điều chỉnh trong khi hiệu chỉnh mạch.  

    Các loại biến trở phổ biến

    Trên thị trường hiện có rất nhiều loại biến trở khác nhau về kích thước, chức năng cũng như đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số loại biến trở thông dụng nhất trong lắp đặt các mạch điện: 

    Các loại biến trở được sử dụng phổ biến
    Các loại biến trở được sử dụng phổ biến
    • Biến trở tay quay.

    • Biến trở con chạy.

    • Biến trở than.

    • Biến trở dây quấn.

    Xem thêm

    Cấu tạo của biến trở

    Về cơ bản, biến trở có cấu tạo khá đơn giản, gồm các bộ phận sau đây:

    Biến trở có cấu tạo đơn giản
    Biến trở có cấu tạo đơn giản
    • Cuộn dây được làm bằng vật liệu hợp kim.  

    • Tay quay.

    • Con quay.

    • Than.

    • Hai chốt được nối với hai đầu biến trở.

    • Chốt còn lại được nối với con chạy hoặc phần tay quay. 

    Cách đo và kiểm tra biến trở bằng đồng hồ vạn năng

    Để tiến hành đo và kiểm tra biến trở, người ta thường dùng đồng hồ đo điện vạn năng. Tuy nhiên không phải đồng hồ vạn năng nào cũng có thể đo được biến trở, hãy lựa chọn thiết bị có chức năng đo điện trở.

    Bạn có thể tham khảo một số model đồng hồ đo vạn năng tích hợp chức năng đo điện trở như Hioki DT4256, Kyoritsu 1009, Sanwa CD800A... để đáp ứng nhu cầu công việc một cách tốt nhất. Dưới đây là các bước thực hiện cách đo biến trở 3 chân bằng đồng hồ đo vạn năng.

    Hướng dẫn đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng
    Hướng dẫn đo biến trở bằng đồng hồ vạn năng

    Điều chỉnh núm vặn tới thang đo điện trở, sau đó kết nối hai que đo vào đồng hồ vạn năng, hai đầu còn lại tiếp xúc với hai chân của biến trở.

    Tiến hành xoay trục biến trở rồi quan sát kết quả đo hiển thị trên màn hình. Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

    • TH1: Đo nhầm chân biến trở khi giá trị ohm thay đổi, chứng tỏ một trong hai chân chính là con chạy. Trong trường hợp này, tiếp tục cham que đo màu đen vào chân còn lại của biến trở và xoay trục. Nếu kết quả hiển thị thay đổi thì chân tiếp xúc với que đo đỏ là chân chạy. Nếu đồng hồ đo không cho kết quả thì hai chân đo là chân cố định, chân còn lại là chân chạy.

    • TH2: Ngay từ bước đầu tiên, đồng hồ vạn năng không hiển thị kết quả, nghĩa là hai chân đo đó là hai chân cố định. Giữ nguyên que đo đỏ và chạm que đo đen với chân của biến trở. Sau khi xoay trục nếu đồng hồ không hiển thị giá trị điện trở => quen đen chạm vào chân chạy. Ngược lại, biến trở giữ nguyên giá trị đo =>biến trở đã hỏng.

    Xem thêmCách đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật

    Công thức tính biến trở

    Dưới đây là công thức tính điện trở của biến trở của từng loại mạch điện thông qua định luật Ôm.

    Công thức tính điện trở của biến trở
    Công thức tính điện trở của biến trở

    Trong đó:

    • p: điện trở suất 

    • l: Chiều dài dây

    • S: Tiết diện dây dẫn

    • Rtd: Giá trị điện trở tổng

    • Rb và R: Điện trở thành phần

    • I: Cường độ dòng điện

    • U: Hiệu điện thế.

    Cách mắc biến trở 3 chân vào mạch điện

    Trước khi tiến hành mắc biến trở vào mạch cần điều chỉnh biến trở tới giá trị lớn nhất, như thế cường độ dòng điện chạy qua mạch sẽ nhỏ nhất. Việc này nhằm mục đích bảo vệ thiết bị trong mạch khỏi bị hư hỏng.

    Hướng dẫn cách mắc điện trở trong mạch điện
    Hướng dẫn cách mắc điện trở trong mạch điện

    Các bước mắc biến trở 3 chân như sau:

    • Bước 1: Kiểm tra và xác định các chân của biến trở theo hướng dẫn phía trên. Sau đó đặt biến trở sao cho các núm vặn hướng lên, cách chân quay hướng về phía người mắc.

    • Bước 2: Tiến hành nối đất cho chân số 1 của biến trở. Hàn nối một đầu dây điện với chân số 1, đầu còn lại hàn với mass của mạch điện tử. Tiếp theo, dùng kéo để cắt dây điện sao cho chiều dài dây phù hợp.

    • Bước 3: Nối chân số 2 với đầu ra của mạch rồi hàn chúng lại với nhau.

    • Bước 4: Đối với chân chạy (chân số 3), cũng hàn cố định bởi đây là đầu ra của biến trở. 

    • Bước 5: Sau khi hoàn thành các bước, kiểm tra lại các dây đã được đấu nối chính xác chưa. Lúc này, bạn cũng có thể dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại độ chính xác. 

    Trên đây là toàn bộ thông tin về biến trở là gì? Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay quan tâm tới các thiết bị đo điện, hãy liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được tư vấn nhanh nhất.

    1273 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn