0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Danh mục sản phẩm

Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra và đấu rơ le đơn giản, an toàn

thbvn.com 1 năm trước 420 lượt xem

    Trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, rơ le nhiệt là bộ phận không thể thiếu trong bộ mạch điện, bởi nó đảm đương chức năng bảo vệ dòng điện. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho mọi người cùng tham khảo về rơ le nhiệt là gì cũng như cách kiểm tra và đấu rơ le đơn giản, an toàn.

    Rơ le nhiệt là gì?

    Khi dòng điện quá tải, tăng lên một cách bất ngờ, đột ngột, thiết bị dùng để bảo vệ các mạch điện và các thiết bị điện tử khác không bị hỏng hóc cháy nổ gọi là rơ le nhiệt. Khi dòng điện tăng mạnh sinh ra nhiệt tác động lên thanh kim loại, khiến chúng bị giãn nở không còn ở trạng thái ban đầu, thì lúc này, rơ le nhiệt có chức năng đóng các tiếp điểm lại.

    Rơ le nhiệt giúp đóng, ngắt mạch điện tự động
    Rơ le nhiệt giúp đóng, ngắt mạch điện tự động

    Việc sử dụng rơ le nhiệt sẽ giúp các thiết bị điện và máy móc hoạt động ổn định, không xảy ra quá trình cháy nổ, hỏng khi điện quá tải. Từ đó, ta có thể thấy được ứng dụng của rơ le nhiệt trong hầu hết các hệ thống điện tử từ các khu công nghiệp cho đến các khu gia đình.

    Đối với các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện tử, điện sẽ được ngắt bằng các tác động trực tiếp, gây ra tác động nhanh, gần như là tức thời. Còn đối với rơ le nhiệt, nó cần một khoảng thời gian nhất định để xảy ra cơ chế giãn nở rồi tác động đến việc ngắt nguồn điện. Vì vậy, người ta sử dụng rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải chứ không dùng để bảo vệ ngắn mạch. Bạn muốn bảo vệ ngắn mạch nhanh thì phải dùng kèm với Aptomat, Cầu chì.

    Xem thêm: Cầu chì là gì? Cấu tạo, nguyên lý, công dụng và các loại cầu chì

    Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

    Về cấu tạo

    Cấu tạo của rơ le nhiệt khá đơn giản, gồm 8 bộ phận chính:

    • Đòn bẩy

    • Tiếp điểm thường mở

    • Tiếp điểm thường đóng

    • Vít chỉnh dòng điện tác động

    • Thanh lưỡng kim

    • Dây đốt nóng

    • Cần gạt

    • Nút phục hồi.

    Cấu tạo của rơ le nhiệt
    Cấu tạo của rơ le nhiệt

    Về nguyên lý làm việc

    Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hoặc thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). Bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn, hai phiến được ghép lại với nhau thành một tấm bằng phẳng.

    Khi dòng điện tăng mạnh, gây ra nhiệt độ cao, phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng dây điện trở bao xung quanh hoặc trực tiếp cho dòng điện chạy qua. Phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng đảm bảo có độ uốn cong lớn. Nếu phiến kim loại rộng, dày và ngắn thì sẽ tạo ra được lực đẩy mạnh hơn.

    Công dụng của rơ le nhiệt

    Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ các thiết bị điện khi xảy ra trường hợp các dòng điện bị quá tải hoặc tăng nhiệt lên bất ngờ. Khi cài rơ le nhiệt, các thiết bị, máy móc có thể hoạt động trơn tru, bền bỉ và ổn định hơn. Bạn sẽ giảm tối đa nguy cơ các thiết bị hư hỏng cũng như đảm bảo sự an toàn của con người trong quá trình sử dụng điện.

    Rơ le nhiệt đóng ngắt tự động bình nóng lạnh
    Rơ le nhiệt đóng ngắt tự động bình nóng lạnh

    Trong lĩnh vực điện dân dụng, rơ le nhiệt đã và đang được ứng dụng cho nhiều loại máy móc và thiết bị trong gia đình như bình nóng lạnh, máy bơm nước, máy điều hòa, lò nướng,...

    Xem thêmCách kiểm tra đèn LED sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

    Cách kiểm tra rơle nhiệt còn sống hay chết

    Bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra rơle còn sống hay chết cực kỳ đơn giản. Một số mẫu thiết bị có thể kiểm tra rơ le nhiệt như Kyoritsu 1109S, Hioki 3030-10, Fluke 17B+...

    Các bước thực hiện như sau:

    Cách kiểm tra rơ le nhiệt còn sống hay chết
    Cách kiểm tra rơ le nhiệt còn sống hay chết
    • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện của thiết bị điện. Để chắc chắn, bạn nên sử dụng bút thử điện để kiểm tra lại thiết bị.

    • Bước 2: Với rơ le có 2 tiếp điểm, bạn chọn thang đo điện trở trên đồng hồ vạn năng. Cần lưu ý, cực âm của rơ le sẽ nối với dây đo màu đen, cực dương nối với dây đo màu đỏ, phải đảm bảo dây đo cần kết nối đúng cực với nhau.

    • Bước 3: Kết quả sẽ hiển thị trên đồng hồ đo. Nếu kết quả hiện lên thì trên đồng hồ thì rơ le nhiệt vẫn hoạt động bình thường, nếu không hiện kết quả thì rơ le nhiệt đã bị hỏng.

    • Bước 4: Đối với các loại rơ le 4 tiếp điểm, bạn xem sơ đồ hiển thị trên rơ le và đo giữa 2 tiếp điểm tương ứng. Bạn có thể dùng 2 que đo L >> 1 và N >> 2, kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. 

    • Bước 5: Tiến hành đọc kết quả hiển thị trên màn hình đồng hồ đo.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn rơ le nhiệt là gì? Nếu bạn có nhu cầu sử dụng đồng hồ vạn năng, hay ampe kìm, hãy liên hệ chúng tôi theo Hotline 0904810817 - 0979244335.

    420 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn