Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện. Phân loại đồng hồ đo điện
Đồng hồ đo điện là dụng cụ quen thuộc trong quá trình lắp đặt, bảo trì hệ thống điện. Vậy đồng hồ đo điện có công dụng gì, có những loại đồng hồ đo điện nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết tìm hiểu về công dụng của đồng hồ đo điện nhé!
Đồng hồ đo điện là gì?
Để biết được công dụng của đồng hồ đo điện, chúng ta cùng tìm hiểu xem đồng hồ đo điện là gì nhé! Đồng hồ đo điện là thiết bị dùng để đo và kiểm tra các tín hiệu điện. Dụng cụ này giúp bạn biết được các thông số điện như dòng điện, điện áp, tần số, dạng sóng,...
Công dụng của đồng hồ đo điện
Đồng hồ đo điện có công dụng gì? Chức năng của đồng hồ đo điện như thế nào? Trên thị trường có nhiều loại đồng hồ đo điện khác nhau. Tùy vào loại đồng hồ mà công dụng của nó sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, thiết bị đo điện thường sở hữu các công dụng như sau:
-
Đo dòng điện AC, DC.
-
Đo điện áp, hiệu điện thế.
-
Chức năng đo điện trở.
-
Công dụng đo thông mạch, kiểm tra kết nối mạch.
-
Đo được cường độ dòng điện nhỏ ngay cả khi có điện trở lớn.
-
Đo được tự cảm của cuộn cảm, đo điện dung với ứng dụng trong kiểm tra và lắp đặt hệ thống mạch điện.
-
Đo và kiểm tra diode, transistor.
-
Đo dao động kế cho tần số thấp, đo tần số, đo khuếch đại âm thanh hỗ trợ điều chỉnh mạch điện của radio.
-
Kiểm tra điện thoại, kiểm tra mạch điện ô tô.
-
Lưu giữ số liệu đo đạc
Phân loại đồng hồ đo điện
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng là một loại đồng hồ đo điện phổ biến hiện nay. Dụng cụ này còn được gọi là vạn năng kế, VOM kế (vôn-ohm-miliampe). Đây là thiết bị đo điện đa năng, sở hữu nhiều chức năng đo trong một sản phẩm.
Đồng hồ vạn năng VOM đo được các thông số chính như: điện áp (Volt), dòng điện (cường độ dòng điện - Ampe) và điện trở (Ohm). Một số máy hiện đại còn được tích hợp các chức năng khác như: đo tần số, điện dung, nhiệt độ, kiểm tra diode, kiểm tra thông mạch,...
Người ta phân loại đồng hồ đo điện này thành 2 nhóm. Bao gồm: đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số.
-
Đồng hồ vạn năng kim (analog): Đây là loại máy đo truyền thống dạng cơ học, kết quả hiển thị bằng kim chỉ trên mặt đồng hồ. Thiết bị có các công dụng chính là đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Máy sử dụng cho các công việc đo và kiểm tra điện đơn giản, giá thành tương đối thấp.
-
Đồng hồ vạn năng điện tử: Còn được gọi là đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (digital). Đây là dòng sản phẩm hiện đại, hiển thị kết quả số trên màn hình LCD. Ngoài 3 chức năng chính như đồng hồ kim, đồng hồ đo điện này còn có các chức năng như: đo tần số, tụ điện, điện dung, nhiệt độ,... Giá máy cao hơn dòng đồng hồ vạn năng kim.
Một số đồng hồ VOM chất lượng như: Kyoritsu 1009, Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256, Sanwa CD800A...
Ampe kìm
Ampe kìm còn được gọi là đồng hồ ampe kìm. Đây là thiết bị đo điện cầm tay chuyên dụng. Máy đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn bằng cách kẹp thiết bị qua dây dẫn mà không cần phải ngắt mạch và đấu nối tiếp qua mạch cần đo.
Công dụng của đồng đồ đo điện này là đo được dòng điện lớn lên đến hàng trăm, hàng nghìn ampe (A). Điều mà các dụng cụ đo điện khác không thể thực hiện được. Ngoài ra, các dòng ampe kìm hiện đại còn sở hữu nhiều chức năng đo lường khác. Ví dụ như: đo công suất, điện áp, tần số điện,...
Ampe kìm được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
-
Theo cơ cấu hiển thị: ampe kìm có 2 loại là ampe kìm chỉ thị kim và ampe kìm số.
-
Theo tín hiệu đo: Người ta phân loại đồng hồ đo điện này thành 3 nhóm. Gồm ampe kìm AC (đo dòng xoay chiều), ampe kìm DC (đo dòng một chiều) và ampe kìm AC/DC (đo cả dòng xoay chiều và một chiều).
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Đồng hồ đo điện trở cách điện còn được gọi là đồng hồ Megomet hay đồng hồ Megaohm. Công dụng của đồng hồ đo điện này là đo điện trở hay khả năng cách điện của vật liệu, kiểm tra rò rỉ của dòng điện. Từ đó hạn chế các nguy cơ chập cháy, giật điện,...
Sản phẩm được dùng cho các công việc: Đánh giá khả năng cách điện của vật liệu trong sản xuất, chế tạo, lắp đặt; Kiểm tra, đánh giá định kỳ trong bảo trì hay xử lý sự cố; Kiểm tra tình trạng cách điện của dây dẫn;...
Giống như các loại đồng hồ đo điện trên, đồng hồ Megomet cũng được chia thành đồng hồ đo điện trở chỉ thị kim và đồng hồ đo điện trở cách điện kỹ thuật số. Ngoài ra, dựa vào điện áp thử mà người ta phân loại đồng hồ đo điện này thành 3 nhóm:
-
Loại 1 dải: Máy có 1 tùy chọn điện áp thử (thường là 500V hoặc 1000V).
-
Loại nhiều dải: Máy có nhiều tùy chọn điện áp thử (2, 3, 5 hoặc có thể lên 6, 7; 50V – 1000V). Loại ohm kế này được sử dụng để đo các thiết bị điện áp thấp.
-
Loại điện áp cao (250- 2500V/ 5000V/ 10000V/ 12000/15000V): Loại máy chuyên dùng để đo các thiết bị điện áp cao như: máy biến áp, động cơ, cáp,...
Xem thêm: Mua đồng hồ đo điện ở đâu chính hãng, giá tốt, bảo hành an tâm
Máy đo điện trở đất
Máy đo điện trở đất dùng để đo điện trở tiếp đất. Chức năng của đồng hồ đo điện này là kiểm tra an toàn điện. Máy xác định giá trị điện trở tiếp địa của điện cực nối đất hoặc của hệ thống điện cực nối đất (hệ thống nối đất) bằng phương pháp đo 3 cực (3 Pole) sử dụng dòng xoay chiều tần số thấp, thường được gọi là te rô mét.
Mặt khác, máy đo điện trở đất còn có thể sử dụng để đo dòng dò, dòng tải hay một số chức năng khác của một chiếc đồng hồ vạn năng cơ bản.
Có 2 loại máy đo điện trở chính là: đồng hồ đo điện trở tương tự (đồng hồ kim) và đồng hồ đo điện trở kỹ thuật số. Dựa theo thiết kế còn có Kẹp đo điện trở đất (kiểu dáng giống ampe kìm).
Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng về công dụng của đồng hồ đo điện. Đồng thời giúp bạn phân loại đồng hồ đo điện phổ biến hiện nay.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng đồng hồ đo điện chính hãng, chất lượng, vui lòng lòng liên hệ đến Hotline 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập website thbvn.com, hiokivn.com và kyoritsuvietnam.net để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn