Cách kiểm tra triac sống hay chết đơn giản bằng đồng hồ vạn năng
Việc kiểm tra triac còn sống hay chết là điều rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của thiết bị điện. Có nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau, trong đó đồng hồ vạn năng là cách kiểm tra triac được nhiều người lựa chọn nhất.
Triac là gì?
Triac (Triode for Alternating Current) là linh kiện điện tử bán dẫn không thể thiếu trong bo mạch điện tử nhằm mục đích đóng cắt dòng điện AC cho các phụ tải. Dòng AC phạm vi có thể là từ 1A- 8A, điện áp là 220V. Đối với những người làm trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh thì chắc chắn quá quen thuộc với loại linh kiện này.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại Triac với kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên chúng đều có điểm chung là có cấu tạo 3 chân và được ký hiệu chữ T trên mạch điện tử. Loại linh kiện này được biết tới như là công tắc điện bởi các chân của nó giống với thành phần của một công tắc điện tử và chuyên dùng để điều khiển thiết bị xoay chiều.
Hướng dẫn kiểm tra chân của triac
Trước tiên cần xác định chân của triac, cách thực hiện như sau:
-
Đo ngẫu nhiên 2 trong 3 chân của Triac ở thang đo điện trở cao (khoảng x100K), kim lên lần nào thì đó là chân T1 và G, còn lại là chân T2.
-
Tiến hành đo 2 chân T1 và G. Trong trường hợp điện trở nhỏ thì cực dương (que đo màu đỏ) là chân G, cực âm (que màu đen) là chân T1.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra chân Transistor
Cách kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
Để kiểm tra tình trạng triac sống hay chết, bạn có thể sử dụng được cả đồng hồ vạn năng số và kim, miễn sao thiết bị có chức năng đo điện áp, điện trở. Một số sản phẩm nổi bật có khả năng kiểm tra triac mà bạn có thể tham khảo như: Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1009, Hioki DT4256…
Các bước tiến hành đơn giản như sau:
-
Bước 1: Xoay núm vặn đồng hồ vạn năng tới thang đo điện trở. Đối với dòng chỉ thị kim thang đo là x1 Ohm.
-
Bước 2: Kết nối 2 đầu dò với đồng hồ đo điện. Tiếp theo, đặt que đo màu đỏ vào cực G và que đo đen vào T1.
-
Bước 3: Nếu kết quả hiển thị khoảng 10 đến 15 Ohm tức là triac vẫn còn sống.
-
Bước 4: Tiến hành đổi que đo, nếu giá trị giữ nguyên không có sự thay đổi thì triac vẫn tốt. Nếu 2 chiều kim không lên hoặc giá trị đo được hiển thị bằng 0 tức là triac đã bị hỏng.
-
Bước 5: Tiếp tục tiến hành đo điện trở của 2 cực T1 và T2, nếu kết quả thu được bằng 0 tức là triac bị chập và cần thay thế mới.
Xem thêm:
- Cách đo và kiểm tra Mosfet sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng
- Diode Zener là gì? Cách đo và kiểm tra diode zener bằng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra triac bằng mạch
Bên cạnh phương pháp kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng, bạn có thể kiểm tra bằng mạch. Cách thực hiện đơn giản như sau:
-
Nối triac với mạch điện theo sơ đồ mạch điện bên trên. Luôn để công tắc S2 ở trạng thái ON, đèn không sáng. Khi nhấn nút S1 đèn sẽ sáng, khi nhả nút đèn sẽ tắt.
-
Nếu kết quả đúng như các bước trên thì triac vẫn còn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu kết quả không như trên thì chứng tỏ triac đang gặp vấn đề.
Trên đây là hướng dẫn cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng VOM và kim. Nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm giới thiệu trên, liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được hỗ trợ sớm nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn