Điện hạ thế là gì? Quy định về khoảng cách an toàn điện hạ thế
Hàng năm, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn do giật điện và sự cố trong quá trình sử dụng điện. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với nguồn điện hạ thế mà không thực hiện yêu cầu an toàn. Vậy điện hạ thế là gì? Khoảng cách an toàn điện hạ thế là bao nhiêu?
Điện hạ thế là gì?
Điện hạ thế là dòng điện được dùng phổ biến trong sinh hoạt gia đình, chính vì thế không có hiện tượng phóng điện xảy ra bởi nó đã được bọc một lớp cách điện bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có khả năng giật điện xảy ra nếu tay không chạm trực tiếp vào phần nguồn điện hoặc phần kim loại trong dây dẫn.
Điện hạ thế phổ biến tại Việt Nam thường dưới 440V. Cấp điện thế sẽ sử dụng cáp xoắn AC bao gồm 4 sợi dây bện vào nhau. Phần cột điện thường có hình trụ hoặc vuông và nhỏ dần lên phần đầu để đảm bảo mang lại sự chắc chắn.
Xem thêm:
- Điện cao thế là gì? Khoảng cách an toàn điện cao thế là bao nhiêu?
- Điện trung thế là gì? Tìm hiểu khoảng cách an toàn điện trung thế
Tìm hiểu khoảng cách an toàn điện hạ thế
Giữ khoảng cách an toàn khi làm việc và sinh hoạt trong nơi có đường dây điện hạ thế là điều vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo bạn không gặp những nguy hiểm về tính mạng. Vì thế, cần nắm rõ khoảng cách an toàn hành lang lưới điện hạ thế là bao nhiêu để có các phòng tránh hiệu quả.
Thông thường, khoảng cách an toàn điện hạ thế sẽ được tính từ dây dẫn điện tới vật liệu, thiết bị điện hay các dụng cụ gần nhất với nó trong hành lang bảo vệ lưới điện hạ thế.
-
Đối với những phương tiện trên không giao với đường bộ, khoảng cách an toàn được tính bắt đầu từ điểm võng nhất của đường dây điện phải đạt 4.5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện của đường điện hạ thế theo quy định của pháp luật.
-
Đối với những phương tiện di chuyển có chiều cao trên 4.5m, khoảng cách đối với đường dây điện hạ thế không đảm bảo an toàn, chủ phương tiện cần liên hệ với đơn vị quản lý đường lưới điện để có biện pháp đảm bảo an toàn, tránh các sự cố gây thiệt hại cho người và tài sản.
-
Đối với những phương tiện di chuyển trên đường sắt, điểm võng nhất của dây điện cách vật tối thiểu 7.5m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của pháp luật.
-
Tại những điểm giao giữa đường dây điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao an toàn tối thiểu tính từ điểm võng nhất bằng chiều cao tĩnh không của đường thủy nội địa được quy định theo văn bản pháp luật.
Các thiết bị đo điện hạ thế an toàn
Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như nắm bắt đầy đủ các thông số điện năng cơ bản, người thực hiện có thể sử dụng những thiết bị như đồng hồ đo điện vạn năng hoặc ampe kìm để kiểm tra. Với các thiết bị đo lường này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra nguồn điện hạ thế chính xác, an toàn.
Một số dụng cụ có thể đo được điện hạ thế mà bạn có thể tham khảo như sau:
-
Đồng hồ vạn năng: Hioki DT4256 đo điện áp lên tới 1000V, Kyoritsu 1009 khả năng đo tối đa 600V, Sanwa CD800A với khả năng đo điện áp tới 600V…
-
Ampe kìm: Hioki 3280-10F đo điện áp tối đa 600V, Kyoritsu 2200 với khả năng đo điện áp đạt 600V, Kyoritsu 2002PA đo tối đa 1000V…
Việc thực hiện đo điện hạ thế cần được sự hướng dẫn của các thợ điện chuyên nghiệp, không được tự kiểm tra và sửa chữa khi chưa được cho phép. Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm đo điện trên đây, hãy liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com theo Hotline 0904810817 - 0979244335 để được tư vấn cụ thể.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn